Trong cuộc sống thường ngày, gỗ được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp một chiếc bàn gỗ, ghế gỗ, tủ gỗ ở mọi nơi. Hiện nay, loại gỗ gụ cũng được rất nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn. Sau đây, Bàn thờ Toàn Thắng sẽ giới thiệu rõ hơn đến bạn về gỗ gụ và các ứng dụng của nó trong đời sống.
Gỗ Gụ là gì?
Gỗ gụ được biết đến với tên khoa học là Sindora tonkinensis, ngoài ra nó còn có tên gọi gần gũi là gụ lau, gụ hương, gõ sương, gõ dầu.
Đây là loại gỗ có thân lớn, thuộc họ đậu. Khi trưởng thành, cây gỗ gụ có thể cao từ 20-30m. Thân cây cao, thẳng, ít nhánh. Đường kính thân cây vào khoảng từ 0.6-0.8m, một số cây lớn có thể lên hơn 1m.
Lá cây gỗ gụ là dạng kép lông chim, một lần, chét 4-5 đôi, có hình bầu dục mác, dài khoảng từ 6-12 cm, rộng khoảng từ 3,5-6cm, chất da, trơn nhẵn. Lá bắn có dạng hình tam giác, dài khoảng từ 5 – 10mm.
Hoa cây gỗ gụ có từ 1-3 cánh, cánh nạc, dài khoảng tầm 8mm. Cụm hoa dạng chùy, dài khoảng từ 10-15 cm, bề mặt phủ lông nhung màu vàng hung.
Gỗ gụ có quả dạng đậu, dáng gần tròn hoặc bầu dục rộng, dài tầm khoảng 7cm, rộng tầm khoảng 4cm, có một mỏ thẳng. Hạt gỗ gụ không có gai và thường có 1 hạt, hiếm khi có 2-3 hạt.
Gỗ gụ thường phát triển mạnh ở những vùng rừng rậm nhiệt đới thường xanh, nơi có độ ẩm cao do mưa, tầng đất đầy, không bị ngập úng sau mưa và có độ cao thấp hơn 600m so với mực nước biển.
Hiện nay gỗ gụ đang được liệt kê vào sách đỏ cần bảo tồn của Việt Nam và thế giới. Bởi vì có giá trị kinh tế cao nên loại gỗ này đang bị khai thác trái phép quá mức, có nguy cơ tuyệt chủng.
Các đặc điểm của gỗ Gụ
Như đã đề cập ở trên, gỗ gụ là một loại gỗ có giá trị kinh tế cao và được xếp vào danh sách những loại gỗ quý hiếm ở Việt Nam. Đặc điểm bên ngoài của loại gỗ này là màu vàng nhạt hoặc vàng trắng, với những cây gỗ già hoặc để lâu có thể chuyển sang màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm, tùy theo độ tuổi của cây.
Gỗ gụ có tỉ trọng lớn nên rất nặng, nặng hơn nhiều so với các loại gỗ thông thường khác. Thớ gỗ gụ rất thẳng và mịn. Vân gỗ có dạng hình hoa, rất bắt mắt và có giá trị thẩm mỹ cao.
Gỗ có mùi hơi đắng và chua nhẹ, nhưng khi ngửi lại không quá hăng. Loại gỗ này có độ bền cao, ít bị cong vênh, khó bị mối mọt ăn và dễ đánh bóng.
Một số ưu điểm và khuyết điểm của gỗ Gụ
Là một loại gỗ quý hiếm và được xếp vào danh sách những loài cây được bảo tồn, gỗ gụ “sắm” cho mình những ưu điểm nổi trội. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm loại gỗ này cũng có một vài khuyết điểm riêng.
Ưu điểm của gỗ Gụ
Hiện nay gỗ gụ được ứng dụng khá nhiều trong việc sản xuất các sản phẩm nội thất và các đồ mỹ nghệ tinh xảo bởi những ưu điểm sau đây:
- Gỗ gụ có đường vân dạng hình hoa, uốn lượn tạo sự cuốn hút đặc biệt.
- Gỗ gụ là loại gỗ có đường kính thân cây khá lớn, rất thuận tiện trong việc chế tác ra các sản phẩm mỹ nghệ, nội thất.
- Gỗ gụ rất dễ đánh bóng và có khả năng chống chịu được các tác động của ngoại lực tốt.
- Gỗ gụ có độ bền cao, ít bị cong vênh và chống mối mọt tốt.
- Tuổi thọ gỗ gụ tương đối cao, có thể lên tới hơn 100 tuổi.
Khuyết điểm của gỗ Gụ
Ngoài những ưu điểm kể trên, gỗ gụ cũng có một vài khuyết điểm như sau:
- Sản lượng gỗ gụ thu được hằng năm tương đối thấp.
- Là loại gỗ sinh trưởng chậm, nguồn gỗ khá khan hiếm trong thời điểm hiện nay.
- Giá thành gỗ gụ khá đắt đỏ do sự khan hiếm về lượng gỗ.
Một số cách nhận biết gỗ Gụ
Gỗ gụ khá dễ nhận biết, bạn có thể đánh giá quá màu sắc, mùi hương hoặc hình dạng vân gỗ. Có thể tham khảo qua một vài đặc điểm sau:
- Màu sắc: bề ngoài gỗ có màu vàng nhạt hoặc vàng trắng, khi để lâu có thể chuyển sang nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Khi được đánh bóng bằng vecni thì gỗ gụ có màu nâu thẫm.
- Mùi hương: gỗ gụ có mùi hơi đắng và chua nhẹ tuy nhiên khi gửi không quá hăng.
- Vân gỗ: vân có dạng hoa, đẹp và bắt mắt.
Giá thành gỗ gụ trên thị trường hiện nay
So với mặt bằng chung trên thị trường thì gỗ gụ có giá tương đối đắt đỏ. Tùy vào nguồn cung và các chi phí khác thì giá của gỗ gụ có thể thay đổi. Tuy nhiên các loại gỗ nhập khẩu từ Nam Phi, Lào hiện nay có giá dao động khoảng từ 20 – 24 triệu đồng/m3.
Ứng dụng của gỗ Gụ trong đời sống ngày nay
Hiện nay gỗ gụ được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau tùy vào mục đích sử dụng và cách chế tạo.
Với đặc điểm là có vân gỗ đẹp, dễ dàng đánh bóng, gỗ gụ thường được sử dụng để làm bàn, ghế, kệ, tủ, bàn thờ,… Ngoài ra, vì có tính thẩm mỹ nên loại gỗ này còn được sử dụng làm các sản phẩm mỹ nghệ.
Đặc biệt, loại gỗ này được ứng dụng khá phổ biến trong công nghệ bàn thờ. Bởi ngoài giá trị thẩm mỹ, gỗ gụ có tuổi thọ khá cao lên đến hàng trăm năm, có độ bền tốt, ít bị cong vênh và chống được mối mọt rất thích hợp sử dụng cho việc thờ cúng.
Hiện nay, có rất nhiều nơi cung cấp loại gỗ này dưới dạng các sản phẩm bàn thờ và Bàn thờ Toàn Thắng cũng đang có những loại bàn thờ gỗ gụ, phục vụ nhu cầu khách hàng.
Bên cạnh gỗ gụ, Bàn thờ Toàn Thắng còn cung cấp nhiều loại bàn thờ gỗ khác. Nổi bật trong số đó là bàn thờ gỗ Sồi.
Tham khảo thêm: Bàn thờ gỗ treo tường và một số thông tin liên quan cần biết.
Cách sử dụng và bảo quản gỗ gụ
Là một loại gỗ quý hiếm và có giá thành tương đối cao, gỗ gụ đòi hỏi người sử dụng phải biết cách bảo quản. Để có thể sử dụng gỗ trong thời gian dài mà vẫn giữ được nguyên giá trị gỗ, bạn nên bảo quản gỗ như sau:
- Nên thường xuyên lau chùi để gỗ được sáng bóng.
- Không để gỗ bị va đập mạnh, tránh các vật sắc nhọn, không đặt vật quá nặng lên bề mặt gỗ.
- Để gỗ ở nơi khô thoáng, tránh nơi ẩm thấp.
Trên đây là toàn bộ nội dung về gỗ gụ và các ứng dụng của nó trong đời sống. Hy vọng với lượng thông tin này sẽ giúp bạn có được những kiến thức bổ ích trong việc tìm hiểu hoặc chọn mua các sản phẩm gỗ.
BÀN THỜ TOÀN THẮNG
- Showroom: 209 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Q.9, TPHCM
- Hotline: 0926.242.777
- Nhà máy: Tân Uyên, Bình Dương
- Email: noithattoanthanghcm@gmail.com
Xem thêm các loại gỗ khác:
Gỗ Sồi | Gỗ Óc Chó | Giáng Hương | Căm Xe | Gỗ Trắc |
Ngọc Am | Cẩm Lai | Gỗ Muồng | Gỗ Tràm | Xoan Đào |
Gỗ MFC | Gỗ MDF | Gỗ Pơ Mu | Trầm Hương | Gỗ Chiu Liu |
Gỗ HDF | Gỗ Plywood | Gỗ Gõ Đỏ | Bách Xanh | Gỗ Mít |
Gỗ Gụ | Thủy Tùng | Gỗ Xá Xị | Gỗ Táu | Bằng Lăng |