Khám phá những điều đặc biệt của cây gỗ tràm

5/5 - (2 bình chọn)

Gỗ tràm là một loại nguyên liệu được sử dụng phổ biến hiện nay. Có thể nói, đây là một loại gỗ khá quen thuộc, được ứng dụng nhiều trong thực tế. Bài viết sau, Bàn thờ Toàn Thắng sẽ giúp bạn đọc khám phá những điều đặc biệt của cây gỗ này.

Gỗ tràm được ứng dụng nhiều trong thực tế
Gỗ tràm được ứng dụng nhiều trong thực tế

Sơ lược về cây gỗ tràm

Cây tràm có tên khoa học là Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth. Ngoài tên gọi thông thường, ở một số địa phương, cây gỗ tràm còn được gọi là cây keo lá tràm, cây tràm vàng…

Cây tràm thuộc nhóm thực vật có thân gỗ trung bình. Khi trưởng thành, cây gỗ có thể cao lên đến 25cm với kích thước đường kính từ 50-60cm. Các bộ phận trên cây đều được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau. 

Theo khảo sát gần đây, có khoảng 80% cây gỗ tràm được ứng dụng vào sản xuất giấy. Những cây có thân to lớn có thể được gia công, sản xuất thành nội thất. Phần lá được sử dụng trong chế tạo mỹ phẩm, tạo thành tinh dầu tràm chất lượng.

Gỗ tràm có kích thước đường kính từ 50-60cm
Gỗ tràm có kích thước đường kính từ 50-60cm

Thân cây tràm có đặc điểm tròn, tán lá rộng, phân thành nhiều cành thấp. Bên ngoài lớp vỏ dày, có màu nâu đen. Khi mới trồng, các cây con có 1-2 lá kép lông chim. Đến khi trưởng thành, các lá này sẽ chuyển sang màu xanh thẫm với cuống lá ngắn.

Có đặc điểm là ưa sáng, có thể phát triển ở mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt, cây tràm có thể sinh trưởng ở những nơi khô cằn, hạn hán trong thời gian dài. Tuy nhiên, điều kiện để cây gỗ phát triển tốt nhất là những nơi có khí hậu nóng ẩm nhiệt đới gió mùa, điển hình như tại Việt Nam.

Phân bố của cây gỗ tràm

Trên thế giới, cây tràm phân bố tự nhiên tại Úc và New Caledonia. Ở Đông Nam Á, loại gỗ này được trồng phổ biến tại các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia…

Ở Việt Nam, cây tràm được trồng ở các tỉnh từ Bắc Trung Bộ đến Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Một số địa phương còn thực hiện chính sách trồng thâm canh để khai thác triệt để những giá trị kinh tế mà nó mang lại.

Một số địa phương trồng thâm canh cây tràm để khai thác hiệu quả kinh tế mà nó mang lại
Một số địa phương trồng thâm canh cây tràm để khai thác hiệu quả kinh tế mà nó mang lại

Gỗ tràm có những phân loại nào?

Gỗ tràm là thực vật có phân loại đa dạng. Tại Việt Nam, có 2 loại gỗ tràm chính là tràm gió và tràm trà. Ngoài ra còn một số loại khác như tràm bông vàng, tràm cừ…

Gỗ tràm bông vàng

Loại tràm này có đặc điểm:

  • Thuộc họ đậu, chi keo, phân bố tự nhiên ở Indonesia và Papua New Guinea.
  • Thuộc dòng gỗ quý trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam.
  • Có đặc điểm sinh trưởng nhanh, dễ thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mang lại giá trị kinh tế cao.
  • Ở một số nơi, tràm bông vàng còn có tên gọi khác là keo lá tràm, keo lưỡi liềm…

Gỗ tràm gió

Cây tràm gió có một số điểm nổi bật:

  • Là loại gỗ thuộc chi Tràm, có thể cao đến 35m.
  • Được trồng phổ biến ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế…
  • Cây gỗ tràm gió có thể dùng để chữa bệnh, đặc biệt dùng để điều chế thuốc trị phong thấp, cảm cúm, mụn nhọt…
  • Ngoài ra, thân cây còn được ứng dụng trong sản xuất nội thất, gia công bàn thờ, làm than, làm giấy…

Gỗ tràm trà

So với cây tràm gió thì tràm trà có nhiều nét khác biệt:

  • Cây tràm trà có thể là thân cây bụi hoặc thân gỗ.
  • Hoa của tràm trà thường mọc thành cụm, lá thường nhỏ, mọng nước.
  • Là loại cây phổ biến trong khu vực châu Úc, đông nam Queensland và New South Wales.
  • Tràm trà có thể dùng để chữa bệnh ho, cảm lạnh, đau bụng…
  • Cây tràm trà có thể chiết xuất thành tinh dầu, ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm, kem đánh răng…
Cây tràm có thể chiết xuất thành tinh dầu
Cây tràm có thể chiết xuất thành tinh dầu

Gỗ tràm thuộc nhóm mấy?

Dựa trên bảng phân loại các nhóm gỗ tại Việt Nam, hiện nay gỗ tràm được xếp vào nhóm IV. Đây là nhóm gỗ trung bình, không thuộc danh mục cấm khai thác, sử dụng nên mọi người có thể tận dụng khai thác các giá trị kinh tế từ gỗ tràm.

Gỗ tràm là loại gỗ phổ biến, được trồng rộng rãi trên nhiều tỉnh thành
Gỗ tràm là loại gỗ phổ biến, được trồng rộng rãi trên nhiều tỉnh thành

Gỗ tràm có ứng dụng như thế nào?

Dù không phải là nhóm gỗ quý hiếm nhưng khả năng ứng dụng cao trong đời sống đã giúp cây gỗ tràm được trồng phổ biến, rộng rãi. Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu của gỗ tràm.

Sản xuất nội thất

Với đặc tính bền, chắc, dễ chạm khắc, gia công, gỗ tràm được các nghệ nhân gia công sản xuất thành các vật dụng nội thất quen thuộc: bàn ghế, tủ quần áo…

Ngoài ra, loại gỗ này còn được đóng thành bàn thờ. Với trọng lượng nhẹ, dễ dàng di chuyển vị trí, giá thành cạnh tranh, ưu đãi, bàn thờ gỗ Tràm là sản phẩm được nhiều người lựa chọn cho không gian thờ cúng thiêng liêng, trang trọng.

Bàn thờ gỗ tràm bền, đẹp, được mọi người đánh giá cao
Bàn thờ gỗ tràm bền, đẹp, được mọi người đánh giá cao

Tham khảo thêm: Có nên dùng bàn thờ gỗ công nghiệp không?

Nguyên liệu giúp điều trị bệnh

Ngoài sản xuất nội thất, cây tràm còn khiến nhiều người bất ngờ bởi khả năng hỗ trợ điều trị bệnh. Lá của cây tràm có tính kháng khuẩn tốt nên được dùng trị bỏng, cảm cúm, xử lý vết thương…

Nguyên liệu sản xuất giấy 

Tràm là một nguyên liệu phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất giấy. Các loại giấy làm từ gỗ tràm đều mịn, đẹp, độ bền cao và phảng phất mùi thơm thoang thoảng của tràm.

Trên đây là một số chia sẻ về giá trị của cây gỗ tràm. Nếu bạn đang cần tìm mua các sản phẩm nội thất làm từ gỗ, hãy liên hệ ngay đến Bàn thờ Toàn Thắng nhé.

Xem thêm các loại gỗ khác:

Gỗ SồiGỗ Óc ChóGiáng HươngCăm XeGỗ Trắc
Ngọc AmCẩm LaiGỗ MuồngGỗ TràmXoan Đào
Gỗ MFCGỗ MDFGỗ Pơ MuTrầm HươngGỗ Chiu Liu
Gỗ HDFGỗ PlywoodGỗ Gõ ĐỏBách XanhGỗ Mít
Gỗ GụThủy TùngGỗ Xá XịGỗ TáuBằng Lăng

Tác giả Văn Phong

8de25135931a7798fb027648ffa3244f?s=90&d=mm&r=g"Tôi là CEO và Founder của Bàn thờ Toàn Thắng. Chuyên về thiết kế và thi công nội thất phòng thờ. Với sự hỗ trợ của đội ngủ Thợ, Tư vấn viên đầy kiến thức về phong thủy. Nay Chúng tôi đã gặt hái nhiều thành công. Hy vọng vẫn nhận được sự ủng hộ từ Quý khách hàng trong thời gian tới."
Linkedin | PinterestFacebookTwitter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *