Gỗ bằng lăng là một loại gỗ đã không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam. Loại gỗ này hiện nay được khá nhiều hộ gia đình yêu thích bởi những đặc điểm của nó. Đồng thời, đây cũng là loại gỗ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và là một nguồn nguyên liệu không thể thiếu. Sau đây, hãy cùng Bàn thờ Toàn Thắng tìm hiểu rõ hơn về loại gỗ này nhé.
Tổng quan về cây gỗ bằng lăng
Gỗ bằng lăng hay còn được biết đến với tên gọi khác là bằng lăng tím, bằng lăng nước. Danh pháp khoa học của loại gỗ này gồm hai phần là Lagerstroemia speciosa. Đây là một loại cây thuộc chi tử vi.
Loại gỗ này còn được biết đến với các tên tiếng Anh như: Queen’s flower, Giant Crape-myrtle, Pride of India, Queen’s Crape-myrtle. Hay phổ biến với tên tiếng Pháp là: Lilas des Indes.
Hiện nay loại gỗ bằng lăng có khá nhiều loại, dựa trên đánh giá tổng quan về thớ gỗ, vân gỗ và chất lượng gỗ mà người ta sẽ xếp chúng vào các loại khác nhau. Theo đó, trong danh mục các loại gỗ hiện nay của Việt Nam thì bằng lăng được phân chia như sau:
- Nhóm 1: Bằng lăng ổi (hay bằng lăng cườm).
- Nhóm 3: Bằng lăng nước, cây bằng lăng tím.
Đặc điểm của cây gỗ bằng lăng
Theo như nhiều nguồn tài liệu, gỗ bằng lăng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Hiện nay loại cây này phát triển nhiều ở khu vực các nước Đông Nam Á , Ấn Độ và một số nước ở vùng nhiệt đới khác.
Đây là một loại cây thân gỗ thuộc chi tử vi, có chiều cao trung bình trong khoảng từ 10 – 15m. Thân cây thẳng đứng và khá nhẵn nhụi, vỏ cây có màu nâu đen sẫm. Tán lá của cây gỗ bằng lăng khá rậm, thường rụng lá vào mùa khô.
Có thể nói hoa bằng lăng chính là đặc điểm để dễ dàng nhận dạng được loại cây này. Gỗ bằng lăng cho hoa mọc thành từng chùm lớn, cánh hoa mỏng và thường có màu hồng nhạt hoặc tím nhạt khá bắt mắt.
Ở Việt Nam, loại cây này sinh trưởng mạnh mẽ ở các vùng Tây Nguyên như Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai hoặc ở vùng Bắc Trung Bộ như Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế. Ngoài ra ở một số tỉnh Nam Bộ như Bình Phước, Đồng Nai cũng có sự phân bố của loại cây này.
Phân loại cây gỗ bằng lăng
Hiện nay, trong môi trường tự nhiên có khá nhiều các loại gỗ bằng lăng khác nhau. Tuy nhiên, sau đây sẽ là 3 loại chính có mặt và phổ biến nhất ở Việt Nam:
Bằng lăng ổi (bằng lăng cườm)
Như đã giới thiệu ở phần trên, đây là loại gỗ bằng lăng được xếp vào nhóm I trong bảng phân loại các nhóm gỗ ở Việt Nam. Đây là cây gỗ thường mọc trong các vùng rừng sâu và khá quý hiếm.
Đặc điểm để phân biệt bằng lăng ổi đó là có giác gỗ màu trắng và lõi gỗ màu vàng xám hoặc hơi nâu. Loại gỗ này có rất nhiều ưu điểm như: có khả năng chịu được lực lớn, ít bị cong vênh hay nứt gãy, khả năng kháng nước và chống mối mọt tốt.
Bằng lăng tím
Đây là loại bằng lăng đặc trưng bởi sắc hoa màu tím đẹp mắt. Một cây bằng lăng tím trưởng thành có thể cao đến 20m, các cành vươn khá cao và thẳng, tán lá dày đặc và có hình bầu dục.
Loại cây này thường dùng để che bóng mát vì có đặc điểm là tán lá lớn và rậm rạp, độ che phủ tốt. Ngoài ra, loại cây này cũng khá thích hợp để làm cây cảnh vì có phần thân cây mềm dẻo, dễ uốn nắn tạo hình.
Bằng lăng nước
Loại bằng lăng này có đặc điểm khá giống với bằng lăng tím vừa đề cập ở trên. Đây cũng là loại cây có nguồn gốc từ các vùng khí hậu nhiệt đới. Lá cây bằng lăng nước hàm chứa một lượng Corosolic acid ở mức khá cao (Corosolic acid là một loại hóa chất thực vật có khả năng làm hạ mức đường trong máu).
Nhờ chứa một lượng lớn Corosolic acid trong lá, loại bằng lăng này được ứng dụng nhiều trong y khoa, đặc biệt là y khoa ở các vùng Châu Mỹ, Ấn Độ và Philippines.
Ứng dụng của cây gỗ bằng lăng trong đời sống
Trong 3 loại gỗ vừa giới thiệu ở trên, loại gỗ bằng lăng ổi (bằng lăng cườm) có nhiều ứng dụng thực tế nhất trong đời sống vì những đặc điểm nổi bật của nó. Hiện nay, gỗ bằng lăng cườm được ứng dụng khá nhiều trong:
- Nội thất: chế tác các loại bàn ghế gỗ, giường gỗ, tủ gỗ,…
- Phòng thờ: được ứng dụng để chế tác các loại bàn thờ, sập thờ, tủ thờ,…
Bên cạnh đó, đối với loại gỗ bằng lăng tím và bằng lăng nước được ứng dụng chủ yếu để làm các loại cây cảnh, cây bonsai trong các khuôn viên công cộng như: khuôn viên trường học, xí nghiệp,…
Đặc biệt hơn là đối với loại gỗ bằng lăng nước có tính chất khá giống với gỗ căm xe nên cũng được ứng dụng công nghệ làm bàn thờ gỗ căm xe để chế tác bàn thờ từ loại gỗ bằng lăng này.
Trên đây là toàn bộ nội dung về các kiến thức xoay quanh loại gỗ bằng lăng mà Bàn thờ Toàn Thắng đã giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu tường tận hơn về loại gỗ này và ứng dụng vào thực tế phục vụ nhu cầu cần thiết.
Tham khảo thêm: 99+ mẫu phòng thờ đẹp, chuẩn phong thủy, giá thành phù hợp cho mọi gia đình.
Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về loại gỗ này và những loại gỗ khác hoặc đang có nhu cầu tìm mua các loại sản phẩm bàn thờ gỗ, tủ thờ gỗ thì hãy liên hệ ngay với Bàn thờ Toàn Thắng để được tư vấn kịp thời nhé.
Xem thêm các loại gỗ khác:
Gỗ Sồi | Gỗ Óc Chó | Giáng Hương | Căm Xe | Gỗ Trắc |
Ngọc Am | Cẩm Lai | Gỗ Muồng | Gỗ Tràm | Xoan Đào |
Gỗ MFC | Gỗ MDF | Gỗ Pơ Mu | Trầm Hương | Gỗ Chiu Liu |
Gỗ HDF | Gỗ Plywood | Gỗ Gõ Đỏ | Bách Xanh | Gỗ Mít |
Gỗ Gụ | Thủy Tùng | Gỗ Xá Xị | Gỗ Táu | Bằng Lăng |