Gỗ ngọc am – loại gỗ “ngọc” của núi rừng Việt Nam 

Hãy bình chọn

Gỗ ngọc am được mệnh danh là loại gỗ “ngọc” của núi rừng, không chỉ bởi những đặc tính đặc biệt của nó mà còn vì sự quý hiếm và giá trị kinh tế cao. Hiện nay, gỗ ngọc am được xếp vào loại I trong danh mục các loại gỗ của Việt Nam. Để hiểu hơn về loại gỗ này hãy cùng Bàn thờ Toàn Thắng theo dõi bài viết dưới đây nhé. 

Gỗ ngọc am - loại gỗ “ngọc” của núi rừng Việt Nam
Gỗ ngọc am – loại gỗ “ngọc” của núi rừng Việt Nam 

Một vài nét sơ lược về cây gỗ ngọc am

Gỗ ngọc am hay còn được biết đến với cái tên khác là hoàng đàn rủ hay hoàng đàn liễu. Loại gỗ này có danh pháp khoa học 2 phần là Cupressus Funebris. Ở Việt Nam, loại gỗ này được xếp vào danh sách các loại gỗ quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng và cần được bảo tồn. 

Ngọc am là loại cây thân gỗ, thuộc họ Thông. Loại gỗ này được tìm thấy rất nhiều ở các tỉnh thuộc Trung Quốc. Còn tại Việt Nam, gỗ ngọc am phân bố chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới thường xanh tại 2 tỉnh Hà Giang và Lạng Sơn. Bên cạnh đó, loại gỗ này chỉ mọc trên những vùng có đai núi thấp và mọc trên núi đá vôi. 

Đặc điểm của cây gỗ ngọc am 

Gỗ ngọc am thuộc loại gỗ thân lớn với chiều cao trung bình trong khoảng 25 – 30m, đường kính thân của cây trưởng thành có thể lên tới 2m. Lá của loại cây này có dạng kim, đầu nhọn, dài tầm 2 – 3 mm và mọc khá dày đặc. 

Gỗ ngọc am có vân hình tròn và được xếp nhỏ dần khi vào gần đến tâm gỗ
Gỗ ngọc am có vân hình tròn và được xếp nhỏ dần khi vào gần đến tâm gỗ 

Thớ của gỗ ngọc am rất cứng, dày và mịn. Trọng lượng riêng của loại gỗ này khá lớn so với các loại gỗ tự nhiên khác trong cùng nhóm. Thân gỗ có màu vàng nhạt, một số cây có tuổi thọ cao thì thân gỗ sẽ có màu vàng sậm hơn. 

Vân gỗ được tạo thành bởi những đường tròn khá đều đặn, được sắp xếp với quy tắc các vòng tròn nhỏ và càng tiến về gần vỏ gỗ sẽ càng mở rộng ra. Đây là loại gỗ được đánh giá là có vân gỗ bắt mắt và độc đáo. 

Bên cạnh đó, gỗ ngọc am còn có những đặc điểm nổi bật như: có khả năng chống chịu được tác động của ngoại lực, hạn chế bị cong vênh, chống chịu mối mọt và thời tiết tốt, có khả năng chống thấm nước,… 

Gỗ ngọc am có khả năng chịu được tác động của ngoại lực, hạn chế bị cong vênh và mối mọt
Gỗ ngọc am có khả năng chịu được tác động của ngoại lực, hạn chế bị cong vênh và mối mọt 

Ngoài ra, loại gỗ này cũng có một mùi hương thơm nhẹ đặc trưng có khả năng thư giãn và xua đuổi các loại côn trùng. 

Phân loại gỗ ngọc am 

Hiện nay, trong tự nhiên có rất nhiều các loại gỗ ngọc am khác nhau. Tuy nhiên tại Việt Nam thì được chia thành 3 loại chính như sau: 

Gỗ ngọc am đỏ

Đúng với tên gọi của mình, loại gỗ này có màu đỏ sậm khá nổi bật. Các thớ gỗ rất nhỏ, đều và mịn nên rất khó quan sát bằng mắt thường. Vân của cây gỗ này có nhiều đường uốn lượn dạng gợn sóng trông rất bắt mắt. 

Gỗ ngọc am đỏ có màu sắc đỏ sẫm với thớ gỗ mịn, nhỏ và đều
Gỗ ngọc am đỏ có màu sắc đỏ sẫm với thớ gỗ mịn, nhỏ và đều 

Một đặc điểm khác để phân biệt loại gỗ này với các loại gỗ ngọc am khác đó là khi cắt ngang bề mặt gỗ, thân gỗ sẽ rỉ ra một lượng tinh dầu và để lại trên bề mặt dao. Ngoài ra, ngọc am đỏ có mùi hương rất dễ chịu và sẽ không bị mất đi trong quá trình chế biến, gia công gỗ. 

Gỗ ngọc am vàng

Khác hẳn ngọc am đỏ, ngọc am vàng có màu sắc thân gỗ khá nhạt, chủ yếu là có màu vàng sáng. Các thớ gỗ của loại cây này cũng có tính chất tương tự như ngọc am đỏ. 

Điểm khác biệt đó là trọng lượng của ngọc am vàng sẽ nhẹ hơn nhiều so với ngọc am đỏ. Tuy nhiên, loại gỗ này sẽ có mùi thơm lâu hơn và đặc trưng hơn nhiều so với ngọc am đỏ. 

Gỗ ngọc am vàng có màu sắc nhạt hơn nhưng có mùi hương đặc trưng hơn so với gỗ ngọc am đỏ
Gỗ ngọc am vàng có màu sắc nhạt hơn nhưng có mùi hương đặc trưng hơn so với gỗ ngọc am đỏ 

Gỗ ngọc am Lào

Sở dĩ có tên như vậy là vì loại gỗ này có nguồn gốc từ Lào, được nhập khẩu chính ngạch về Việt Nam. So với 2 loại kể trên thì gỗ ngọc am Lào có màu sắc nhạt nhất. 

Trong khi gia công, chế biến loại gỗ này, người ta thường phun lên trên bề mặt loại gỗ này một lớp sơn PU để giúp nó chuyển sang màu vàng đẹp mắt hơn. Ngoài ra, khuyết điểm của loại gỗ này là khi càng để lâu, mùi hương tự nhiên của gỗ sẽ càng nhạt dần và biến mất. 

Ứng dụng của cây gỗ ngọc am

Hiện nay, gỗ ngọc am được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực, nổi bật nhất phải kể đến đó là trong thiết kế nội thất gia đình. Theo đó, loại gỗ này thường được dùng để chế tác các loại bàn ghế, đồ trang trí cho những người “sành” về gỗ.

Gỗ ngọc am được ứng dụng làm các loại tượng Quan Âm dùng trong thờ cúng
Gỗ ngọc am được ứng dụng làm các loại tượng Quan Âm dùng trong thờ cúng 

Mặt khác, loại gỗ này còn được ứng dụng trong công nghệ làm bàn thờ. Tương tự như bàn thờ gỗ Căm Xe, các loại bàn thờ được làm từ gỗ ngọc am hiện nay cũng được rất nhiều gia đình ưa chuộng vì những ưu điểm nổi trội của nó. 

Tham khảo thêm: Tổng hợp 29+ mẫu bàn thờ gỗ Hương Đá đẹp, bán chạy nhất năm 2024

Ngoài ra, loại gỗ này còn được sử dụng để làm các vật điêu khắc mỹ nghệ, trang trí khác như: tràng hạt, vòng đeo tay có tác dụng xua đuổi tà ma, điêu khắc tượng kỳ lân, thần tài trong thờ cúng,… 

Trên đây là toàn bộ nội dung về loại gỗ ngọc am mà Bàn thờ Toàn Thắng đã giới thiệu đến quý bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích hơn về loại gỗ độc đáo này. 

Tràng hạt được làm từ gỗ ngọc am có tác dụng xua đuổi tà ma và côn trùng
Tràng hạt được làm từ gỗ ngọc am có tác dụng xua đuổi tà ma và côn trùng 

Nếu bạn có thắc mắc nào liên quan đến loại gỗ này hoặc bất kỳ loại gỗ nào khác hoặc có nhu cầu mua các loại bàn thờ gỗ, hãy liên hệ ngay với Bàn thờ Toàn Thắng để được hỗ trợ tốt nhất nhé! 

Xem thêm các loại gỗ khác:

Gỗ SồiGỗ Óc ChóGiáng HươngCăm XeGỗ Trắc
Ngọc AmCẩm LaiGỗ MuồngGỗ TràmXoan Đào
Gỗ MFCGỗ MDFGỗ Pơ MuTrầm HươngGỗ Chiu Liu
Gỗ HDFGỗ PlywoodGỗ Gõ ĐỏBách XanhGỗ Mít
Gỗ GụThủy TùngGỗ Xá XịGỗ TáuBằng Lăng

Tác giả Văn Phong

8de25135931a7798fb027648ffa3244f?s=90&d=mm&r=g"Tôi là CEO và Founder của Bàn thờ Toàn Thắng. Chuyên về thiết kế và thi công nội thất phòng thờ. Với sự hỗ trợ của đội ngủ Thợ, Tư vấn viên đầy kiến thức về phong thủy. Nay Chúng tôi đã gặt hái nhiều thành công. Hy vọng vẫn nhận được sự ủng hộ từ Quý khách hàng trong thời gian tới."
Linkedin | PinterestFacebookTwitter

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *