Với danh hiệu là một đất nước có “rừng vàng biển bạc” nên chắc chắn gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ là thứ không thể thiếu ở Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại gỗ khác nhau, trong đó nổi bật có thể kể đến là gỗ chiu liu. Do đó, bài viết này Bàn thờ Toàn Thắng sẽ giới thiệu rõ hơn đến bạn về loại gỗ và ứng dụng của loại gỗ này trong cuộc sống.
Khái quát về gỗ chiu liu
Gỗ chiu liu hay còn được gọi là gỗ chiêu liêu, xàng, tiếu, kha tử. Danh pháp khoa học của loại gỗ này là Terminalia chebula, đây là một loại thực vật có hoa và thuộc họ trâm bầu.
Đây là một loại cây bản địa tại vùng phía Nam của châu Á như: Ấn Độ, Nepal, tỉnh Vân Nam (nằm ở phía Tây Nam Trung Quốc), Malaysia và Việt Nam. Loại cây này thường mọc chủ yếu ở ven các con suối, vùng rừng thưa lá rộng, đất ẩm và những nơi có độ cao lên tới 1500m so với mực nước biển.
Hiện nay, gỗ chiu liu được xếp vào nhóm I trong bảng phân loại 8 nhóm gỗ của Việt Nam. Loại gỗ này được đánh giá là khá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Ngày nay, rất nhiều sản phẩm gỗ cao cấp được làm từ loại gỗ này.
Đặc điểm sinh thái của gỗ chiu liu
Gỗ chiu liu là một cây thân gỗ lớn, kích thước trung bình của loại gỗ này là cao khoảng 30m và có đường kính thân cây khoảng 1m. Vỏ cây có màu xám tro và khá nứt nẻ, mỗi mảng bong của phần thân thường có hình chữ nhật.
Lớp vỏ của phần thân cây dày khoảng 2cm, gồm nhiều tầng có màu nâu nhạt và đỏ đan xen với nhau. Loại cây này thường ra hoa vào tháng 5 hoặc tháng 6, quả chín vào khoảng tháng 8 hoặc tháng 9.
Gỗ chiu liu là một loại cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn tốt nên phát triển rất mạnh ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và có địa hình thoáng đãng. Ở Việt Nam hiện nay cũng có một số lượng lớn loại cây này.
Được xếp vào nhóm I trong bảng phân loại các nhóm gỗ cho nên gỗ chiu liu cũng có rất nhiều những ưu điểm nổi trội. Có thể kể đến như sau:
- Thân gỗ lớn, chắc và khá thẳng, rất tiện lợi cho việc chế biến ra các sản phẩm gỗ.
- Lõi gỗ có kết cấu đặc nên có khả năng chống mối mọt tốt.
- Thớ gỗ mịn, đều và liên kết chặt chẽ với nhau nên sẽ hạn chế được bị cong vênh, nứt nẻ trong quá trình chế tác.
- Vân gỗ có dạng uốn lượn, bay bổng là một nét giúp loại gỗ này trở nên cuốn hút và sinh động hơn.
- Ngoài ra, màu nâu đen huyền bí cũng là một nét ăn điểm của loại gỗ này.
Phân loại gỗ chiu liu
Hiện nay, trong tự nhiên có khá nhiều các loại gỗ chiu liu khác nhau. Tuy nhiên, khi phân loại người ta thường sẽ dựa vào nơi xuất xứ của loại gỗ đó để gọi tên. Chẳng hạn như chiu liu Lào, chiu liu Campuchia,…
Hầu hết các loại gỗ chiu liu ngày nay có đặc tính cơ bản khá giống nhau, chỉ hơi khác biệt về màu sắc và giá thành. Có thể phân loại như sau:
- Nhóm gồm chiu liu Việt Nam, chiu liu Lào, chiu liu Campuchia: dòng gỗ này thường có tông màu trầm và hơi nghiêng đen, vân gỗ hiển thị rõ nét trên bề mặt gỗ. Giá thành khá cao, dao động khoảng từ 20 – 25 triệu đồng/m3.
- Chiu liu Malaysia: Có đặc điểm tương đồng với nhóm ở trên, tuy nhiên màu gỗ thường nhạt hơn. Có mức giá dao động trong khoảng từ 18 – 20 triệu đồng/m3.
- Chiu liu Indonesia: Mặc dù có chất lượng các thớ gỗ không bằng 2 loại kể trên, tuy nhiên loại gỗ này có đường vân gỗ khá đẹp. Đây cũng là loại chiu liu có mức giá rẻ nhất trong cả 3 loại, dao động khoảng từ 12 – 15 triệu đồng/m3.
Gỗ chiu liu và một số ứng dụng của nó trong đời sống
Với nhiều ưu điểm nổi trội như có tông màu nâu đen huyền bí và vân gỗ đẹp mắt, gỗ chiu liu rất được ưa thích trong ứng dụng làm các sản phẩm nội thất và đồ mỹ nghệ như bàn ghế, giường, tủ, lục bình hay sàn gỗ,…
Bên cạnh đó, với các đặc tính ưu việt như khả năng chống mối mọt tốt, chống thấm nước, ít bị cong vênh và nứt nẻ thì gỗ chiu liu còn được sử dụng để chế tác các sản phẩm thờ cúng như bàn thờ, tủ thờ, kệ thờ,…
Các sản phẩm bàn thờ gỗ chiu liu rất được ưa thích hiện nay bởi những công dụng ưu việt của nó, tông màu nâu cánh gián sang trọng, đẹp mắt, chất lượng gỗ bền, đẹp, có thời gian sử dụng lâu,… Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các sản phẩm này hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Tham khảo thêm: Tư vấn cách chọn màu bàn thờ hợp phong thủy.
Ngoài ra, loại cây gỗ này còn được trồng với mục đích lấy bóng mát trong các khuôn viên du lịch vì có tán lá khá rậm rạp, các chùm hoa đẹp cũng giúp tăng thêm mỹ quan nơi đây.
Trên đây là toàn bộ nội dung về gỗ chiu liu và những ứng dụng của nó trong đời sống mà Bàn thờ Toàn Thắng đã giới thiệu đến bàn. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn nắm bắt tốt hơn về loại gỗ này.
Xem thêm các loại gỗ khác:
Gỗ Sồi | Gỗ Óc Chó | Giáng Hương | Căm Xe | Gỗ Trắc |
Ngọc Am | Cẩm Lai | Gỗ Muồng | Gỗ Tràm | Xoan Đào |
Gỗ MFC | Gỗ MDF | Gỗ Pơ Mu | Trầm Hương | Gỗ Chiu Liu |
Gỗ HDF | Gỗ Plywood | Gỗ Gõ Đỏ | Bách Xanh | Gỗ Mít |
Gỗ Gụ | Thủy Tùng | Gỗ Xá Xị | Gỗ Táu | Bằng Lăng |