Gỗ thủy tùng được biết đến là một loại gỗ quý hiếm trong sách đỏ ở Việt Nam. Không những mang lại giá trị kinh tế, loại gỗ từ cây thủy tùng này còn được ứng dụng phổ biến trong đời sống hiện đại. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về loại gỗ quý hiếm này.
Sơ lược về cây gỗ thủy tùng
Gỗ thủy tùng hay còn được biết đến với tên gọi khác là cây thông nước. Đây là loài thực vật duy nhất thuộc chi Glyptostrobus. Trong sách đỏ Việt Nam, gỗ thủy tùng được xếp vào nhóm IA, thuộc diện cần phải bảo vệ nghiêm ngặt.
Cây gỗ thủy tùng thuộc nhóm cây có kích thước trung bình đến to, có thể cao lên đến 30m. Thân cây có đường kính dao động từ 0.6m đến 1m hoặc có thể hơn. Phần vỏ cây dày, xốp, màu xám, có đường nứt dọc theo thân cây.
Điểm nổi bật ở loài thông nước này là có cấu tạo rễ khí sinh không bị ngập, phát sinh từ rễ bên và có thể mọc lan cách gốc từ 6 – 7m. Lá cây có dạng hình lá kim tương tự như lá của cây thông.
Một điểm khác biệt giữa cây thông và gỗ thủy tùng là quả của cây thủy tùng không có hạt. Do đó, người ta thường rất ít khi bắt gặp những gốc cây thủy tùng con sinh sôi dưới gốc cây già.
Chưa dừng lại ở đó, gỗ thủy tùng còn được mọi người tìm kiếm bởi mùi thơm rất đặc trưng. Điều này xuất phát từ thân cây thủy tùng. Trong thân cây to lớn ấy có chứa hàm lượng tinh dầu cao. Mùi thơm từ tinh dầu của gỗ thủy tùng khiến mọi người có cảm giác thoải mái, dễ chịu, xua tan mọi căng thẳng, mệt mỏi.
Phân loại chi tiết của gỗ thủy tùng
Hiện nay, gỗ cây thủy tùng được chia thành 2 loại: gỗ thủy tùng xanh, gỗ thủy tùng đỏ.
Gỗ thủy tùng xanh
Đây là loại cây sống dưới bùn đất qua nhiều thế kỷ. Điều kiện môi trường sống ẩm ướt đã làm cho cây gỗ chuyển sang màu xanh đen bắt mắt.
Vì nằm sâu dưới lớp đất đỏ ba dan của cánh rừng Tây Nguyên rộng lớn, hay bị vùi lấp dưới đáy hồ thủy điện sâu thẳm, việc khai thác và tìm kiếm gỗ thủy tùng xanh mất rất nhiều thời gian và công sức. Chính vì vậy để sở hữu một khối gỗ này, khách hàng phải chi trả chi phí lớn.
Đường vân gỗ thủy tùng xanh có màu sắc đậm nét, uốn lượn tạo thành những vòng tròn đẹp mắt. Chính vì vậy, khối gỗ này mang lại giá trị thẩm mỹ cao, gây thích thú cho những người đam mê về gỗ.
Gỗ thủy tùng đỏ
Khác với gỗ thủy tùng xanh, gỗ thủy tùng đỏ là loại cây sống ở môi trường trên cạn màu mỡ, phì nhiêu. Vân gỗ thường nhỏ, có màu nâu đỏ, thỉnh thoảng có xuất hiện một vài nét điểm đốm sậm màu trên thân cây.
Phân bổ của gỗ thủy tùng
Trên thế giới, chi Glyptostrobus từng phát triển mạnh mẽ tại bán cầu Bắc. Do đó, các khối gỗ thủy tùng đã đóng góp, hình thành nên đầm lầy than đá vào đại Tân Sinh. Ngày nay, mật độ phân bố của nhóm thực vật này đã dần thu nhỏ. Tại Việt Nam, loại gỗ này còn sót lại tại 2 quần thể ở Đăk Lăk với số lượng 162 cây, có độ tuổi từ 40 đến 600 năm.
Nếu thủy tùng xanh thường phân bổ ở những nơi đầm lầy, bùn đất thì gỗ thủy tùng đỏ lại kén đất và kén khí hậu. Chúng thường phát triển tốt ở các khu vực có đất đỏ ba dan màu mỡ, dọc quanh các con suối, nơi có điều kiện thời tiết thuận lợi.
Ứng dụng đặc biệt của gỗ thủy tùng trong đời sống hiện đại
Vì có màu sắc bắt mắt, vân gỗ đẹp nên gỗ cây thủy tùng thường được ứng dụng trong chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ nội thất cao cấp, sang trọng… Dưới đây là một số ứng dụng thường thấy trong đời sống hiện đại của loại gỗ quý hiếm bậc nhất này.
Chế tác tượng Phật Di Lặc
Phật Di Lặc là biểu tượng mang lại niềm vui, sự may mắn, thịnh vượng. Trong khi đó, thủy tùng lại là một loại gỗ quý hiếm bậc nhất Việt Nam. Do vậy, khi sử dụng những khối gỗ cây thủy tùng để chế tác thành tượng Phật Di Lặc đặt ở bàn thờ thiêng liêng sẽ càng tăng thêm giá trị tâm linh, giúp gia chủ rước tài lộc vào nhà.
Tham khảo thêm: Ở nhà thuê có nên lập bàn thờ không? Tư vấn từ những chuyên gia phong thủy
Gia công nội thất
Vốn có đặc điểm là cứng chắc, không bị cong vênh, mối mọt xâm hại, lại có đường nét vân gỗ bắt mắt, gỗ thủy tùng được nhiều nghệ nhân gia công tạo thành bộ bàn ghế sang trọng, đẳng cấp.
Ngoài tạo thành bàn ghế, gỗ thủy tùng còn được sản xuất thành bàn thờ. Tương tự như bàn thờ gỗ Hương, bàn thờ làm từ gỗ cây thủy tùng cũng được mọi người đánh giá cao bởi độ bền, chắc, màu sắc đẹp mắt, ấn tượng.
Khi đặt giữa phòng khách, bộ bàn ghế làm từ gỗ thủy tùng sẽ tạo điểm nhấn, gây ấn tượng với mọi người, góp phần nâng tầm không gian sống của gia chủ.
Tạo vòng tay đeo có giá trị phong thủy
Vòng tay từ gỗ thủy tùng là vật phẩm được mọi người ưa chuộng và săn đón. Không chỉ có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ, mà trong tâm linh, người ta quan niệm rằng đeo vòng tay gỗ cây thủy tùng sẽ giúp bình an, tăng dương khí, thu hút nhiều may mắn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về gỗ thủy tùng. Liên hệ đến Bàn thờ Toàn Thắng nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua các mẫu bàn thờ gỗ uy tín, chất lượng nhé!
Xem thêm các loại gỗ khác:
Gỗ Sồi | Gỗ Óc Chó | Giáng Hương | Căm Xe | Gỗ Trắc |
Ngọc Am | Cẩm Lai | Gỗ Muồng | Gỗ Tràm | Xoan Đào |
Gỗ MFC | Gỗ MDF | Gỗ Pơ Mu | Trầm Hương | Gỗ Chiu Liu |
Gỗ HDF | Gỗ Plywood | Gỗ Gõ Đỏ | Bách Xanh | Gỗ Mít |
Gỗ Gụ | Thủy Tùng | Gỗ Xá Xị | Gỗ Táu | Bằng Lăng |