Gỗ Trắc là gì? Ứng dụng và giá thành của gỗ Trắc hiện nay 

5/5 - (2 bình chọn)

Chắc hẳn gỗ đã trở thành một thứ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó được ứng dụng trong nhiều sản phẩm như: làm bàn ghế, làm tủ, làm bàn thờ,… Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều loại gỗ khác nhau. Mà trong đó, gỗ trắc được đánh giá là một loại gỗ quý hiếm. Nhận thấy gỗ trắc đang nhận được nhiều sự quan tâm nên Bàn thờ Toàn Thắng sẽ giới thiệu đến bạn về gỗ trắc là gì, ứng dụng và giá thành của gỗ trắc hiện nay. 

Gỗ trắc là gì?

Gỗ trắc là một loại gỗ với danh pháp khoa học là Dalbergia cochinchinensis hay tên tiếng Việt thường gọi là cẩm lai Nam Bộ. Đây là loài cây bản địa ở khu vực Đông Nam Á. 

Ở Việt Nam thì cây gỗ này thường được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh Miền Trung như Quảng Trị, Quảng Nam và rải rác ở một số nơi khu vực Đông Nam Bộ. 

Gỗ trắc là gì? 
Gỗ trắc là gì? 

Gỗ trắc là một loại cây thân gỗ lớn, thịt cây cứng và chắc nhưng cũng không kém phần dẻo dai. Hiện nay gỗ trắc được liệt kê vào nhóm I, thuộc nhóm gỗ quý hiếm được bảo vệ. 

Gỗ trắc là loài cây đặc biệt, nó thích bóng râm khi còn là cây non và ưa ánh sáng khi trưởng thành. Gỗ trắc thường được trồng ở những nơi có độ cao 500m so với mực nước biển vì tính ưa sáng của nó. 

Một số ưu điểm của gỗ trắc

Khác hẳn những loại gỗ thông thường, gỗ trắc mang những ưu điểm nổi trội hơn từ giá trị thẩm mỹ cho đến giá trị sử dụng. 

Ưu điểm của gỗ trắc 
Ưu điểm của gỗ trắc 

Gỗ trắc có tuổi thọ khá cao

Với đặc tính là loài cây thân gỗ to, thịt cây rắn chắc và dẻo dai nên có khả năng chịu tác động của lực tốt, chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết. Do đó, các sản phẩm làm từ gỗ trắc có tuổi thọ rất cao, có thể lên đến hàng trăm năm. 

Ngoài ra, thân gỗ còn có khả năng chống mối mọt tốt, khó bị cong vênh nên thường được ứng dụng vào nhiều sản phẩm gỗ với mục đích sử dụng khác nhau. 

Gỗ trắc có giá trị thẩm mỹ tốt

Được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, gỗ trắc sở hữu cho riêng mình kiểu vân gỗ tựa đám mây, nhẹ nhàng nhưng độc đáo, tạo hiệu ứng 3D huyền ảo. Trong thân gỗ có chứa tinh dầu nên tạo độ bóng nhẹ làm tăng vẻ đẹp của cây. 

Gỗ trắc có giá trị thẩm mỹ cao 
Gỗ trắc có giá trị thẩm mỹ cao 

Gỗ trắc rất lành tính

Là một loại gỗ sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, không chứa các yếu tố độc hại nên hoàn toàn lành tính và thân thiện với môi trường. Bạn có thể yên tâm sử dụng loại gỗ này vì nó an toàn cho sức khỏe. 

Gỗ trắc rất quý hiếm

Hiện nay, gỗ trắc được xếp vào danh sách cây cho gỗ nhóm I và được đánh giá là loại gỗ quý hiếm hàng đầu Việt Nam. 

Do có giá trị kinh tế cao mà ngày càng nhiều hành vi khai thác trái phép. Do đó, khi chọn mua loại gỗ này bạn nên tìm hiểu về nguồn gốc của nó, tránh mua phải loại gỗ khai thác trái phép. 

Gỗ trắc rất quý hiếm 
Gỗ trắc rất quý hiếm 

Những loại gỗ trắc chính

Trong môi trường tự nhiên hiện nay có rất nhiều loại gỗ trắc khác nhau. Tùy vào xuất xứ và hình dạng bên ngoài mà nó được đặt tên khác nhau. Tuy nhiên sau đây chỉ giới thiệu về một số loại gỗ trắc chính thường gặp. 

Gỗ trắc đỏ

Sở dĩ mang tên gỗ trắc đỏ bởi màu sắc đặc trưng của loại gỗ trắc này là đỏ. Ngoài ra nó còn có tên gọi theo phiên âm tiếng Hán Việt là Hồng Mộc. Đây là loại gỗ có nhiều cành non mảnh và lốm đốm nốt sần. Đây là loại gỗ quý hiếm nhất hiện nay và thu hút được sự quan tâm của giới thượng lưu. 

Gỗ trắc đỏ có thân lớn, vỏ cây có nhiều xơ và gốc cây thường có bạnh vè. Vỏ cây màu đỏ nâu, vết đẽo có màu vàng nhạt sau đó thành đỏ nâu. 

Gỗ trắc đỏ 
Gỗ trắc đỏ 

Điều đặc biệt ở gỗ trắc là thớ gỗ tỏa ra mùi thơm nhè nhẹ nên rất được yêu thích. Có thể sử dụng trong thiết kế nội thất, trang trí tạo không gian hiện đại, mới mẻ. 

Gỗ trắc đen

Đây cũng là một loại gỗ thuộc dạng gỗ trắc rất quý hiếm. Có thể cao lên tới 15m, thân gỗ có nhiều gai to và nhọn, vỏ gỗ mỏng, nhẵn và thịt gỗ trắng. 

Thân gỗ có màu xám đặc trưng, lõi gỗ có màu đen sẫm, các thành phẩm từ loại gỗ này có độ bóng đặc trưng. Gỗ trắc đen có mùi thơm đặc trưng của gỗ cẩm lai. 

Gỗ trắc đen 
Gỗ trắc đen 

Mặc dù không quý hiếm bằng và có giá thành thấp hơn gỗ trắc đỏ, nhưng gỗ trắc đen lại khá nổi tiếng với độ bền bậc nhất trong làng đồ gỗ. Đây là điểm thu hút chính của loại gỗ này. 

Gỗ trắc xanh 

Gỗ trắc xanh có điểm đặc biệt hơn so với 2 loại gỗ trắc nêu trên. Vì nó có màu xanh đặc trưng, có thể chuyển được nhiều màu khi ánh sáng chiếu vào và ở nơi râm có màu xanh ngọc bích huyền diệu. Do tính thẩm mỹ cao nên nó thường được dùng làm đồ mỹ nghệ hoặc chuỗi hạt đeo tay. 

Ngoài ra, gỗ trắc xanh còn có khả năng chịu sự va đập tốt hơn các loại gỗ trắc khác rất nhiều, thớ gỗ tỏa ra mùi thơm có thể xua đuổi côn trùng. Do đó, loại gỗ này được ứng dụng trong những sản phẩm điêu khắc sang trọng. 

Gỗ trắc xanh 
Gỗ trắc xanh 

Gỗ trắc Nam Phi

Gỗ trắc Nam Phi có xuất thân từ châu Phi, ngoài ra nó còn được gọi là gỗ trắc ngô. Đây là loại gỗ khá cứng và nặng, đường vân gỗ đẹp. Tuy nhiên, đây là loại gỗ không có mùi thơm và cũng không chứa tinh dầu. 

Gỗ trắc Nam Phi thường được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực mỹ nghệ vì có tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, đây là loại gỗ dễ bị nứt trong quá trình sản xuất hay vận chuyển nên có giá thành rẻ hơn các loại gỗ trắc khác. 

Gỗ trắc vàng 

Đúng với cái tên của mình, gỗ trắc vàng có màu vàng đặc trưng và khi để lâu có thể xuống màu vàng sẫm hơn. Màu sắc của loại gỗ này khá đẹp tuy nhiên lại không có đặc điểm nổi bật nào khác so với gỗ trắc đen và đỏ. 

Gỗ trắc vàng 
Gỗ trắc vàng 

Gỗ trắc vàng sinh trưởng chủ yếu ở các khu vực thuộc vùng núi ở Trung bộ Việt Nam như: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị,… Giá thành của loại gỗ này cũng tương đối rẻ. 

Gỗ trắc dây

Gỗ trắc dây được biết đến với tên khoa học là Dalbergia tonkinensis, ngoài ra còn được gọi là gỗ trắc gai. Đây là loại gỗ đặc biệt, nó thuộc dạng cây bụi, có thân leo, sinh trưởng khá chậm. ngoài ra nó còn được gọi là gỗ trắc gai. 

Thân gỗ có nhiều gai, cây có thể cao đến 15m tuy nhiên đường kính gỗ không được lớn, cây hàng trăm tuổi nhưng đường kính chỉ khoảng 0,3m. Loại gỗ này thường được ứng dụng làm các đồ thủ công mỹ nghệ hay các đồ nội thất đơn giản.

Gỗ trắc dây
Gỗ trắc dây

Một số cách nhận biết gỗ trắc

Việc nhận biết các loại gỗ trắc cũng gặp không ít khó khăn vì một số loại gỗ trắc nhìn khá tương đồng. Tuy nhiên có thể nhận biết thông qua một vài lưu ý sau đây. 

Thân cây gỗ trắc khá cứng, sờ tay có cảm giác chắc tay. Một số loại gỗ trắc sẽ có độ bóng đặc trưng và mang một mùi hương đặc biệt. Bạn có thể dùng giấy ráp hoặc dao để cạo nhẹ sau đó ngửi thử mùi thơm của loại gỗ này. 

Thớ gỗ rất mịn, vân gỗ có hình sóng uốn lượn, nhìn như những đám mây và tạo hiệu ứng 3D bắt mắt. Mỗi loại gỗ trắc sẽ có màu sắc riêng nên cũng dễ dàng nhận biết hơn. Tuổi thọ gỗ trắc rất cao, có thể lên tới hàng trăm năm. Ngoài ra, gỗ trắc rất nặng, thậm chí nặng hơn cả gỗ lim. 

Cách nhận biết gỗ trắc
Cách nhận biết gỗ trắc

Ứng dụng của gỗ trắc trong đời sống 

Với sự đa dạng các loại gỗ trắc nên có thể tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng mà gỗ trắc có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. 

Với khả năng chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết và lực chống va đập tốt, gỗ trắc thường được dùng làm các cột mốc biên giới. Với giá trị thẩm mỹ cao gỗ trắc thường được dùng làm các tác phẩm điêu khắc mỹ nghệ, các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. 

Với sự lành tính, gỗ trắc hay được lựa chọn làm nguyên liệu cho các đồ dùng gia đình như bàn, ghế, kệ, tủ,… Hơn thế, gỗ trắc còn được dùng làm sản phẩm thờ cúng như bàn thờ gia tiên, bàn thờ thánh thần và một số sản phẩm tâm linh khác như tượng Phật, chuỗi hạt tràng,…

Bàn thờ gỗ
Bàn thờ gỗ

Hiện nay các loại bàn thờ hầu như đều sử dụng gỗ vì có tính thẩm mỹ và độ bền cao. Gỗ trắc cũng được ứng dụng trong sản xuất bàn thờ bởi độ bền cao, có tuổi thọ lên tới hàng trăm năm, vân gỗ đẹp và thớ gỗ có mùi thơm nhẹ làm toát lên vẻ tôn nghiêm thích hợp cho thờ cúng. 

Ngoài gỗ trắc, Bàn thờ Toàn Thắng còn cung cấp nhiều chất liệu gỗ khác được ứng dụng trong công nghệ làm bàn thờ. Phổ biến hiện nay có thể kể đến như bàn thờ Gỗ Chiu Liu

Tham khảo thêm: Hướng dẫn chọn kích thước bàn thờ đúng chuẩn

Giá thành của các loại gỗ trắc hiện nay

Vì thuộc nhóm I danh mục gỗ quý hiếm nên gỗ trắc hiện nay có giá thành khá cao so với mặt bằng chung. Như một cách định giá chung thì giá thành của gỗ trắc tỷ lệ thuận với kích thước và tuổi tác của nó. Nếu gỗ càng có tuổi lớn, kích thước gỗ càng to thì giá trị càng cao. 

Giá thành gỗ trắc hiện nay
Giá thành gỗ trắc hiện nay

Tùy vào nơi bạn chọn mua mà giá gỗ trắc sẽ có sự chênh lệch. Tuy nhiên, giá gỗ trắc trung bình trên thị trường hiện nay có thể dao động từ khoảng 100.000 – 800.000/kg đối với gỗ trắc đen, gỗ trắc đỏ thường có giá cao hơn gỗ trắc đen từ 3 – 4 lần/kg.

Trên đây là toàn bộ nội dung về gỗ trắc là gì, ứng dụng và giá thành của gỗ trắc hiện nay mà Bàn thờ Toàn Thắng muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng với lượng thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu và mua sắm các sản phẩm gỗ trắc. 

BÀN THỜ TOÀN THẮNG

  • Showroom: 209 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Q.9,  TPHCM
  • Hotline: 0926.242.777
  • Nhà máy: Tân Uyên, Bình Dương
  • Email: noithattoanthanghcm@gmail.com

Xem thêm các loại gỗ khác:

Gỗ SồiGỗ Óc ChóGiáng HươngCăm XeGỗ Trắc
Ngọc AmCẩm LaiGỗ MuồngGỗ TràmXoan Đào
Gỗ MFCGỗ MDFGỗ Pơ MuTrầm HươngGỗ Chiu Liu
Gỗ HDFGỗ PlywoodGỗ Gõ ĐỏBách XanhGỗ Mít
Gỗ GụThủy TùngGỗ Xá XịGỗ TáuBằng Lăng

Tác giả Văn Phong

8de25135931a7798fb027648ffa3244f?s=90&d=mm&r=g"Tôi là CEO và Founder của Bàn thờ Toàn Thắng. Chuyên về thiết kế và thi công nội thất phòng thờ. Với sự hỗ trợ của đội ngủ Thợ, Tư vấn viên đầy kiến thức về phong thủy. Nay Chúng tôi đã gặt hái nhiều thành công. Hy vọng vẫn nhận được sự ủng hộ từ Quý khách hàng trong thời gian tới."
Linkedin | PinterestFacebookTwitter

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *