Trong số các loại gỗ, gỗ hương là một loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao. Với những ưu điểm vượt trội, loại gỗ này được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, từ gia công đồ gỗ mỹ nghệ đến sản xuất nội thất gia đình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về gỗ hương và công dụng thực tế của chúng.
Sơ lược về gỗ hương
Gỗ hương là thực vật thuộc họ đậu, có tên gọi khác là gỗ giáng hương hoặc gỗ đinh hương. Cây gỗ này có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus Kurz.
Về xuất xứ, gỗ giáng hương có nguồn gốc ở các nước Đông Nam Á. Sau đó hạt giống của cây được xuất khẩu và nhân giống ở các vùng đông bắc Ấn Độ và vùng biển caribe.
Khi trưởng thành, gỗ giáng hương có chiều cao trung bình tầm 20-30m. Gỗ có thân tròn, đường kính trung bình khoảng 1m. Những cây có kích thước lớn thì chiều dài đường kính có thể lên đến 2m.
Lớp ngoài thân cây có màu nâu xám, độ dày từ 15-20mm. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, vỏ của cây sẽ nứt dọc, bong vảy lớn, để lộ bên trong lớp thịt gỗ có màu vàng nhạt.
Khi nhìn từ trên cao, tán của cây giáng hương tỏa ra như một chiếc ô. Các cành non có lông mịn, khi càng già thì bề mặt càng nhẵn nhụi hơn. Lá của cây có hình lông chim, quả hình tròn dẹt, hoa có màu vàng đẹp mắt.
Gỗ hương phân bố ở khu vực nào?
Gỗ giáng hương thường phân bố trong các cánh rừng nhiệt đới ở Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Trên thế giới, loại gỗ này có mặt trong 2 kiểu rừng là rừng bán thường xanh và rừng rụng lá.
Dòng gỗ giáng hương có thể sinh trưởng trên nhiều loại đá mẹ khác nhau. Nhưng điều kiện tốt nhất là những nơi có thành phần cơ giới trong đất nhẹ và những nơi ven sông gần nguồn nước thiên nhiên.
Ở Việt Nam, gỗ đinh hương xuất hiện trong các cánh rừng khộp và rừng bán thường xanh ở Tây Nguyên, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh. Đây là những nơi có đất xám, đất đỏ ba dan, khí hậu khắc nghiệt, chỉ bao gồm 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.
Mọi người có thể bắt gặp hình dáng loại cây này ở những nơi có độ cao từ 20 m đến 680 m so với mực nước biển, những nơi có địa hình bằng phẳng, độ dốc từ 2-100m và mức nhiệt độ trung bình năm 21-26,5 độ C.
Phân loại gỗ hương
Gỗ hương có đa dạng chủng loại nên hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất các nhóm phân loại cụ thể của gỗ hương.
Tuy nhiên, nếu dựa vào tiêu chí nguồn gốc, gỗ giáng hương hiện có có 6 loại, bao gồm: gỗ hương Lào, gỗ hương Campuchia, gỗ hương Nam Mỹ, gỗ hương Thái Lan, gỗ hương Việt Nam, gỗ hương Nam Phi.
Nếu dựa vào tiêu chí tên gọi vùng miền thì có thể chia gỗ hương thành 12 loại, bao gồm: giáng hương, đinh hương, hương ta, hương đỏ, hương đá, hương vân, hương huyết, hương thối, hương xám, hương thông, hương nghệ và hương chua.
Gỗ hương thuộc nhóm mấy?
Dựa theo quy định của Bộ Lâm nghiệp, gỗ hương được xếp vào nhóm I trong bảng phân loại các nhóm gỗ tại Việt Nam. Việc sắp xếp như vậy là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ gỗ giáng hương có màu sắc bắt mắt, đường vân gỗ sáng bóng, có mùi thơm, không bị phồng rộp, cong vênh nên cho giá trị kinh tế cao.
Ứng dụng của gỗ hương trong đời sống
Gỗ hương được ứng dụng vào lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Trong lĩnh vực công nghiệp, gỗ giáng hương có thể được dùng để sản xuất thuốc nhuộm có màu đỏ. Trong ngành y dược, gỗ giáng hương có chứa các hoạt chất giúp điều trị bệnh đái tháo đường.
Ngoài ra, loại gỗ này được dùng trong gia công nội thất. Những bộ bàn ghế, giường ngủ, kệ, tủ làm từ gỗ đinh hương đều có giá trị cao. Với độ bền cao, màu sắc bắt mắt, những sản phẩm làm từ gỗ hương rất được ưa chuộng trên thị trường.
Từ thuở xưa, các vật dụng như sập gụ, bàn ghế của vua chúa, các vị quan lại triều đình đều được làm từ gỗ dinh hương. Bởi chỉ có nguyên liệu này mới thể hiện quyền lực và sự sang trọng của hoàng thất, tạo điểm nhấn ấn tượng cho không gian sống của bậc đế vương.
Gỗ giáng hương còn được các nghệ nhân sáng tạo, gia công thành nhiều mẫu bàn thờ giá trị. Mang dáng dấp phong cách Hoàng gia, bàn thờ gỗ Hương khiến người ta không khỏi bất ngờ bởi vẻ đẹp và ý nghĩa phong thủy mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ.
Có đặc điểm chất gỗ cứng, kết cấu chắc, không bị cong vênh, co ngót do tác động của thời tiết, mẫu bàn thờ này luôn khiến mọi người an tâm sử dụng.
Tham khảo thêm: Dùng bàn thờ cũ có được không? Nên xử lý bàn thờ cũ như thế nào?
Trên đây là những thông tin chi tiết về gỗ hương và công dụng của dòng gỗ hiếm này trong thực tế. Nếu bạn đang có nhu cầu đặt mua nội thất làm từ gỗ hương hoặc các sản phẩm nội thất thờ cúng khác thì hãy gọi ngay đến Bàn thờ Toàn Thắng nhé.
Xem thêm các loại gỗ khác:
Gỗ Sồi | Gỗ Óc Chó | Giáng Hương | Căm Xe | Gỗ Trắc |
Ngọc Am | Cẩm Lai | Gỗ Muồng | Gỗ Tràm | Xoan Đào |
Gỗ MFC | Gỗ MDF | Gỗ Pơ Mu | Trầm Hương | Gỗ Chiu Liu |
Gỗ HDF | Gỗ Plywood | Gỗ Gõ Đỏ | Bách Xanh | Gỗ Mít |
Gỗ Gụ | Thủy Tùng | Gỗ Xá Xị | Gỗ Táu | Bằng Lăng |