Nội thất gỗ là một trong những sự lựa chọn ưu tiên của phần lớn hộ gia đình Việt. Trong đó không thể kể đến loại gỗ cẩm lai với nhiều ưu điểm đi kèm với mức giá thành đắt đỏ. Bài viết sau đây, Bàn thờ Toàn Thắng sẽ giới thiệu đến bạn chi tiết hơn về loại gỗ này.
Khái quát về gỗ cẩm lai
Gỗ cẩm lai hay còn được biết đến với các tên trắc lai, đây là một loại thực vật thuộc họ đậu. Danh pháp khoa học của giống cây này gồm 2 phần đó là Dalbergia oliveri).
Bên cạnh đó, có khá nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng loại cây này còn có một số danh pháp đồng nghĩa khác như: D. duperriana Pierre, D. dongnaiensis Pierre, Dalbergia bariensis Pierre và một vài tên tiếng Việt khác như: cẩm lai bông, cẩm lai vú, cẩm lai mật,…
Cẩm lai là một loại gỗ tự nhiên có giá trị kinh tế rất cao. Hiện nay, loại gỗ này được Bộ Lâm Nghiệp xếp vào nhóm I trong bảng phân loại gồm 8 nhóm gỗ ở Việt Nam. Loại cây này cũng được đưa vào sách đỏ và cần được bảo tồn.
Đặc tính của gỗ cẩm lai
Ở Việt Nam ngày nay, loại gỗ này được trồng và phát triển chủ yếu ở vùng núi Tây Nguyên và một số tỉnh ở Nam Bộ. Bên cạnh đó, một lượng lớn gỗ cẩm lai hiện nay cũng được nhập khẩu trực tiếp từ Nam Phi, Campuchia và Lào.
Đây là một dòng gỗ có tốc độ sinh trưởng và phát triển khá chậm, cho nên khá thích hợp sống ở ven các con sông, suối. Đồng thời, loại cây này cũng rất ưa thích sống ở những vùng có đất ẩm hoặc đất feralit xám trên phù sa hoặc trên cát.
Gỗ cẩm lai có kích thước tương đối lớn, một cây cẩm lai trung bình có thể cao đến 20 – 25m và có đường kính bình quân từ 50 – 60cm. Loại cây này thường cho tán rộng dạng hình ô, vỏ cây thường màu xám và có khá nhiều xơ.
Bên cạnh đó, chất gỗ của cây cẩm lai thường khá đanh, chắc với các đường vân gỗ uốn lượn rất bắt mắt. Thịt của gỗ thường có màu hồng nâu khá đặc trưng tạo nên nét riêng cho loại gỗ này.
Được xếp vào nhóm I, chắc chắn loại gỗ này có chất lượng tốt hơn nhiều so với các loại gỗ tự nhiên khác. Theo đó, nó có nhiều ưu điểm như: chống mối mọt tốt, hạn chế bị cong vênh, chịu được thời tiết khắc nghiệt và có mùi hương thơm đặc trưng.
Phân loại gỗ cẩm lai
Trên thị trường hiện nay gỗ cẩm lai có khá nhiều loại và cũng có nhiều hình thức phân loại khác nhau. Sau đây, Bàn thờ Toàn Thắng sẽ phân loại dựa trên xuất xứ và màu sắc của loại gỗ này.
Dựa vào nguồn gốc xuất xứ
Dựa vào xuất xứ, gỗ cẩm lai sẽ được chia thành 2 loại chủ yếu đó là: cẩm lai Việt Nam và cẩm lai nhập khẩu. Đối với dòng nhập khẩu thì hiện nay chủ yếu được nhập trực tiếp từ các nước sau:
- Cẩm lai Nam Phi
- Cẩm lai Campuchia
- Cẩm lai Indonesia
- Cẩm lai Lào
- Cẩm lai Nam Mỹ,…
Trong đó, hiện nay người ta hay sử dụng nhất đó là loại cẩm lai Nam Phi. Vì loại gỗ này có chất lượng tương đối ổn định, giá thành tốt, được nhập khẩu chính ngạch và có các giấy tờ chứng minh nguồn gốc của gỗ.
Dựa vào màu sắc của gỗ
Dựa vào màu sắc người ta chia gỗ cẩm lai chủ yếu thành 2 loại, đó là: cẩm lai đỏ và cẩm lai đen. Trong đó:
- Cẩm lai đỏ: Hiện nay, loại gỗ này trở nên rất khan hiếm và có giá thành được đánh giá là cực kỳ cao. Ưu điểm của dòng gỗ này đó chính là có các thớ gỗ cứng cáp, chắc chắn và có mùi hương dịu nhẹ dễ chịu. Khi tuổi thọ cây càng cao, giá thành gỗ sẽ càng đắt.
- Cẩm lai đen: Mặc dù có giá trị kinh tế tương đối thấp hơn cẩm lai đỏ những loại gỗ này vẫn được xếp vào các loại gỗ cực kỳ quý hiếm. Với tông màu đen cuốn hút cùng bề mặt gỗ sáng bóng là điểm nhấn ấn tượng của loại gỗ này.
Gỗ cẩm lai và những ứng dụng của loại gỗ này
Với giá thành tương đối đắt đỏ và giá trị thẩm mỹ cao, gỗ cẩm lai thường được ứng dụng để thiết kế các sản phẩm mỹ nghệ có giá trị nghệ thuật. Bên cạnh đó đối với những người sành về gỗ, họ rất thích dùng loại gỗ này để làm bàn ghế, giường ngủ, tủ đồ,…
Một số khác thì dùng loại gỗ này phục vụ cho không gian thờ cúng như bàn thờ, tủ thờ, trang thờ, sập thờ,… Bàn thờ gỗ cẩm lai được thiết kế với tông màu đen đỏ trầm ấm làm tăng sự trang nghiêm trong thờ cúng.
Bên cạnh đó, với tuổi thọ gỗ cao, khả năng chống mối mọt và cong vênh tốt rất thích hợp để thiết kế thành các dạng bàn thờ được sử dụng lâu dài. Kết hợp cùng mùi hương tự nhiên của gỗ sẽ giúp không gian thờ cúng thoải mái, thư giãn hơn.
Tham khảo thêm: Dùng bàn thờ cũ có được không? Nên xử lý bàn thờ cũ như thế nào?
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại bàn thờ như bàn thờ gỗ cẩm lai, hãy liên hệ ngay với Bàn thờ Toàn Thắng để “sắm” cho gia đình một chiếc bàn thờ như mong muốn nhé!
Trên đây là toàn bộ nội dung về gỗ cẩm lai mà Bàn thờ Toàn Thắng đã giới thiệu đến bạn. Mong rằng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về loại gỗ độc đáo này.
Xem thêm các loại gỗ khác:
Gỗ Sồi | Gỗ Óc Chó | Giáng Hương | Căm Xe | Gỗ Trắc |
Ngọc Am | Cẩm Lai | Gỗ Muồng | Gỗ Tràm | Xoan Đào |
Gỗ MFC | Gỗ MDF | Gỗ Pơ Mu | Trầm Hương | Gỗ Chiu Liu |
Gỗ HDF | Gỗ Plywood | Gỗ Gõ Đỏ | Bách Xanh | Gỗ Mít |
Gỗ Gụ | Thủy Tùng | Gỗ Xá Xị | Gỗ Táu | Bằng Lăng |