Bật mí những điều chưa biết về cây gỗ muồng

Hãy bình chọn

Gỗ muồng có nguồn gốc từ họ đậu, là loại cây nguyên sản trong khu vực Đông Nam Á. Với đặc tính chịu hạn, ưa sáng, khối gỗ bền chắc, gỗ từ cây muồng được sử dụng rộng rãi để làm sản phẩm nội thất trong gia đình. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc nắm bắt chi tiết hơn về một loại gỗ độc đáo này.

Gỗ muồng là loại cây nguyên sản ở Đông Nam Á
Cây muồng là loại cây nguyên sản ở Đông Nam Á

Sơ lược về cây gỗ muồng

Gỗ muồng hay muồng xiêm, là loại cây thuộc họ Đậu, mọc tự nhiên trong các cánh rừng bạt ngàn từ Bắc đến Nam. Cây muồng có vỏ gần nhẵn, cành non có phủ lớp lông tơ mịn. 

Trung bình, cây muồng có chiều cao từ 15-20m, với đường kính khoảng 40-50cm. Lá của cây có hình dáng khá đặc biệt. Những chiếc lá có hình dạng lá kép lông chim mọc cánh một lần chẵn, có độ dài tầm 10-15cm. 

Gỗ muồng mọc tự nhiên trong các cánh rừng từ Bắc đến Nam
Cây muồng mọc tự nhiên trong các cánh rừng từ Bắc đến Nam

Cây muồng có hoa mọc dạng cụm lớn. Hoa của cây có 5 cánh, dạng hình tròn và thường nở cân đối các góc quanh nhụy. So với các loại thực vật khác, quả của cây muồng thường dẹt, có hình lượn sóng dọc theo chiều dài quả. Khi khô, quả sẽ ngả sang màu vàng nâu. Mỗi quả dài từ 20-30cm, chứa từ 15-30 hạt.

Gỗ muồng phân bố ở đâu?

Có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, cây muồng thường mọc phổ biến ở các nước trong khu vực này: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan… Ngoài ra, cây muồng còn phát triển ở một số nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ…

Ở Việt Nam, cây muồng được mệnh danh là loại cây dại, có thể sinh sôi, phát triển ở khắp các khu rừng từ Bắc đến Nam. Trong đó, phổ biến nhất là khu vực Tây Nguyên, miền Trung. Một số tỉnh có số lượng lớn cây muồng là Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk…

Đây là loại cây ưa sáng, thích những nơi có đất giàu canxi nên thường tập trung sinh trưởng ở các vùng đất được bồi tụ màu mỡ, phì nhiêu. Độ cao trung bình tại các nơi mà cây muồng phân bố thường trên 1000m so với mực nước biển.

Gỗ muồng phổ biến ở khu vực Tây Nguyên và miền Trung
Cây muồng phổ biến ở khu vực Tây Nguyên và miền Trung

Phân loại cây gỗ muồng

Cây muồng trong tự nhiên có 2 loại: muồng vàng và muồng đen.

Gỗ muồng vàng

Muồng vàng hay muồng cánh gián là một loại gỗ tự nhiên có giá trị trong xây dựng, thiết kế đồ nội thất. Xét về đặc điểm, muồng vàng có các lõi phân biệt, thớ thẳng, chất gỗ thường cứng và nặng.

Thân gỗ có màu vàng nâu, tựa như màu cánh gián, phần vân có màu nâu đen đậm nét sang trọng, bắt mắt. Vì có tỷ trọng gỗ nặng nên gỗ cây muồng rất chắc chắn, khả năng chịu lực tốt, hạn chế tình trạng cong vênh, mối mọt.

Với những đặc điểm riêng biệt, gỗ muồng vàng được khai thác, ứng dụng phổ biến trên thực tế. Phần thân gỗ có thể được gia công, chế tác thành bàn ghế, cửa ra vào, bàn thờ… Phần lá, vỏ cây có thể được sử dụng tạo thành thuốc nhuộm vải mang lại hiệu quả cao.

Gỗ muồng vàng có nhiều ứng dụng trong thực tế
Gỗ muồng vàng có nhiều ứng dụng trong thực tế

Gỗ muồng đen

Gỗ muồng đen hay muồng xiêm, là giống cây thân gỗ, được xếp chung nhóm với gỗ sưa, gỗ căm xe. Về cấu tạo, gỗ muồng đen có đặc điểm tương tự như gỗ muồng vàng. Tuy nhiên, muồng đen có đường vân gỗ màu nâu đậm hơn, khi gặp nước có thể chuyển sang màu tím đen hoặc mất màu.

Cây gỗ muồng thuộc nhóm nào?

Tại Việt Nam, trong danh sách các cây gỗ, gỗ muồng đen được xếp vào nhóm I, còn gỗ muồng vàng lại được xếp vào nhóm VI. Mặc dù có sự sắp xếp khác nhau, nhưng cả hai loại gỗ muồng này đều thuộc loại gỗ tốt, có tỷ trọng gỗ cao.

Vì phân bố rộng rãi với số lượng lớn, gỗ cây muồng khá phổ biến và gần gũi với đời sống mọi người nên không bị cấm khai thác, hay tàng trữ. Hiện nay, ở nhiều nơi còn tiến hành kế hoạch phát triển, ươm trồng loại cây này để lấy gỗ, tăng sản lượng và giá trị kinh tế. 

Gỗ muồng thuộc loại gỗ tốt, có tỷ trọng gỗ cao
Gỗ muồng thuộc loại gỗ tốt, có tỷ trọng gỗ cao

Gỗ muồng được dùng để làm gì? 

Có ưu điểm bền, chắc, không bị mối mọt, cong vênh do ảnh hưởng nhiệt độ, gỗ từ cây muồng rất được ưa chuộng trong việc chế biến sản xuất đồ nội thất phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 

Dưới đây là một số sản phẩm đặc trưng được chế tác từ gỗ cây muồng.

Bàn thờ gỗ muồng

Bàn thờ gỗ muồng có màu nâu đen pha chút vàng đỏ đan xen tạo không gian thờ cúng có không khí ấm cúng, trang nghiêm. Với ưu điểm bền, đẹp, loại bàn thờ này được rất nhiều hộ gia đình ưa chuộng.

Tham khảo thêm: Cách chọn bàn thờ treo tường có vách ngăn chuẩn phong thủy

Bàn thờ gỗ muồng là sản phẩm được mọi người tìm kiếm nhiều nhất hiện nay
Bàn thờ gỗ muồng là sản phẩm được mọi người tìm kiếm nhiều nhất hiện nay

Sập gỗ muồng

Sập gỗ từ cây muồng là sản phẩm nội thất phù hợp với không gian cổ điển, mang đậm nét truyền thống của đồng bằng Bắc Bộ. Với màu đen đặc trưng, sập gỗ cây muồng khiến ngôi nhà trở nên ấn tượng với mọi người.

Lục bình gỗ muồng

Lục bình là vật dụng trang trí, giúp nâng tầm đẳng cấp không gian sống. Những cặp lục bình với đường nét uốn lượn bắt mắt của vân gỗ muồng khiến người ta không khỏi tò mò, thích thú.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về một loại gỗ phổ biến ở Việt Nam – gỗ muồng. Liên hệ đến Bàn thờ Toàn Thắng nếu mọi người đang tìm mua các sản phẩm nội thất làm từ gỗ muồng nhé!

Xem thêm các loại gỗ khác:

Gỗ SồiGỗ Óc ChóGiáng HươngCăm XeGỗ Trắc
Ngọc AmCẩm LaiGỗ MuồngGỗ TràmXoan Đào
Gỗ MFCGỗ MDFGỗ Pơ MuTrầm HươngGỗ Chiu Liu
Gỗ HDFGỗ PlywoodGỗ Gõ ĐỏBách XanhGỗ Mít
Gỗ GụThủy TùngGỗ Xá XịGỗ TáuBằng Lăng

Tác giả Văn Phong

8de25135931a7798fb027648ffa3244f?s=90&d=mm&r=g"Tôi là CEO và Founder của Bàn thờ Toàn Thắng. Chuyên về thiết kế và thi công nội thất phòng thờ. Với sự hỗ trợ của đội ngủ Thợ, Tư vấn viên đầy kiến thức về phong thủy. Nay Chúng tôi đã gặt hái nhiều thành công. Hy vọng vẫn nhận được sự ủng hộ từ Quý khách hàng trong thời gian tới."
Linkedin | PinterestFacebookTwitter

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *