Ở Việt Nam chắn hẳn bạn đã quá quen thuộc với những bộ bàn ghế được làm từ gỗ. Ngoài ra, gỗ còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như chế biến đồ gia dụng, điêu khắc các sản phẩm mỹ nghệ,… Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại gỗ khác nhau, tuy nhiên loại gỗ táu lại ít được biết đến. Do đó, Bàn thờ Toàn Thắng sẽ cung cấp đến bạn một vài thông tin về gỗ táu trong bài viết sau đây.
Khái niệm về Gỗ Táu và đặc điểm của nó
Trước khi tiến sâu vào tìm hiểu kỹ hơn về gỗ táu, bạn cần phải biết gỗ táu là gì và các đặc điểm của gỗ táu. Hãy theo dõi ngay phần tiếp theo để có được thông tin này nhé.
Gỗ Táu là gì?
Cây gỗ táu là một loài cây cho gỗ được biết đến với cái tên khoa học là Vatica (là một chi táu). Đây là một giống cây thuộc họ Dầu, bề mặt thân cây gỗ khi mới cắt có màu vàng nhạt và chuyển dần sang xám đen khi sử dụng lâu ngày. Gỗ táu còn được xếp vào danh sách các loại gỗ cứng nhất Việt Nam.
Ở nước ta, cây gỗ táu phân bố chủ yếu tại các khu rừng nguyên sinh miền Bắc như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Yên Bái, Hòa Bình. Bên cạnh đó, loài cây này còn phân bố lác đác ở các khu rừng già, rừng trồng tái sinh trên cả nước.
Đặc điểm của Gỗ Táu
Thân cây gỗ táu tròn, thẳng và có thể cao lên đến 25 – 35m khi trưởng thành. Vỏ cây có màu xám, xù xì, thịt cây có màu trắng. Là một loài cây ưa sáng nên gỗ táu sẽ sinh trưởng đến tầng cao nhất để đón ánh nắng.
Một đặc điểm khác để nhận biết cây gỗ táu là hoa và lá cây rất đặc biệt. Cụ thể, lá cây gỗ táu thuôn dài, mặt ngoài của lá có nhiều lông, hoa gỗ táu thường mọc ở nách lá. Cây gỗ táu là một loài cây sinh sản hữu tính.
Các loại Gỗ Táu chính hiện nay
Trong môi trường tự nhiên có rất nhiều loại gỗ táu khác nhau mà con người không thể khám phá hết được. Tuy nhiên, trên thị trường có thể kể đến một số cây gỗ táu phổ biến như sau:
- Gỗ Táu Muối
- Gỗ Táu Mật
- Gỗ Táu Trắng
- Gỗ Táu Vàng
- Gỗ Táu Xanh
Trong đó, gỗ táu muối và gỗ táu mật là 2 loại gỗ táu được ưa chuộng nhất hiện nay. Do đó, sau đây chỉ phân tích kỹ hơn về 2 loại cây này.
Gỗ Táu Muối
Gỗ táu muối hay còn được gọi là táu nước, táu xanh, tên khoa học của nó là Vatica fleuxyana tardie. Đây là một loài cây gỗ lớn trong chi táu và cũng thuộc họ Dầu.
Thân cây thẳng, chiều cao trung bình của loài cây này từ khoảng 30-35m. Vỏ cây có màu xám và khá sần sùi, khi bóc lớp vỏ ngoài thì sẽ thấy thịt cây màu trắng. Đây là loài cây ưa sáng và có tuổi thọ khá cao. Đặc biệt, gỗ táu muối có khả năng tái sinh bằng phát tán hạt rất mạnh dưới tán cây rừng.
Gỗ táu muối được xếp vào nhóm VII trong danh sách gỗ của Việt Nam. Được đánh giá là nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng không cao, khả năng chống mối một kém nên loại gỗ này chỉ được ứng dụng trong một vài lĩnh vực.
Tuy nhiên, loại gỗ này thường dễ bắt gặp, vì nó thường được dùng làm nguyên liệu sản xuất các vật dụng phục vụ trong trường học, nhà máy, xí nghiệp như bàn ghế, kệ, tủ,…
Gỗ Táu Mật
Gỗ táu mật hay còn gọi là táu lá, táu ruồi, tên khoa học của nó là Vatica tonkinensis A.chev. Giống với gỗ táu muối, nó cũng là loài cây thuộc chi táu và họ dầu.
Thân cây gỗ táu mập, thẳng và có chiều cao trung bình khoảng 20-25m. Đường kính thân cây nằm trong khoảng 40-45cm, có nhựa và phân nhánh cây mập, tán cao.
Gỗ táu mật phân bố chủ yếu ở các khu rừng thường xanh với độ cao 900m so với mực nước biển. Ở Việt Nam thì gỗ táu xuất hiện tập trung ở tỉnh Kiên Giang và Hòa Bình.
Gỗ táu mật được xếp vào nhóm II của danh sách gỗ ở Việt Nam, được đánh giá là tốt, chắc, bền nên nó thường sử dụng làm bàn thờ, các sản phẩm mỹ nghệ, sập kệ,…
Đánh giá tổng quan về Gỗ Táu
Cũng như những loại gỗ khác, gỗ táu sẽ có cả ưu điểm và khuyết điểm. Sau đây sẽ trình bày rõ hơn về ưu và khuyết điểm của loại gỗ này.
Ưu điểm của Gỗ Táu
Gỗ táu có khá nhiều ưu điểm nổi bật, có thể kể đến như:
- Là loại gỗ rất cứng, khó bị cong vênh, ít bị nứt nẻ. Tỷ trọng 0,984 đối với thân cây.
- Vân gỗ có hình uốn lượn mang giá trị thẩm mỹ cao, đặc biệt càng sử dụng lâu thì càng bóng.
- Thớ gỗ khá nhỏ, không dễ bị mối mọt ăn.
- Gỗ tỏa ra một mùi thơm nhẹ, dễ chịu.
- Có thể ứng dụng trong các đồ nội thất sang trọng, phù hợp cho những người thích phong cách cổ điển.
Khuyết điểm của Gỗ Táu
Nhiều ưu điểm là thế, tuy nhiên gỗ táu vẫn có một vài khuyết điểm sau đây:
- Trọng lượng rất lớn và độ cứng cao làm cho gỗ táu khó vận chuyển, khó gia công.
- Giá thành của gỗ táu tự nhiên hiện nay khá cao.
Giá thành của Gỗ Táu trên thị trường hiện nay
Cũng như các loại gỗ khác, cách tính giá gỗ táu sẽ phụ thuộc vào tuổi thọ và kích thước của gỗ. Ngoài ra còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến giá như: tình trạng gỗ, nơi cung cấp, chi phí vận chuyển,…
Hiện nay giá thành của gỗ táu đang tăng nhanh và luôn thay đổi trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, theo như tìm hiểu thì giá gỗ táu thị trường hiện nay như sau:
- Dạng thân gỗ tròn: giá dao động từ 3.500.000 VNĐ – 4.000.000 VNĐ/1m3.
- Dạng thân gỗ vuông: giá dao động từ 5.000.000 VNĐ – 6.000.000 VNĐ/1m3.
Ứng dụng của Gỗ Táu trong đời sống
Hiện nay gỗ táu cũng được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau. Như đã đề cập ở trên thì gỗ táu có thể dùng làm đồ nội thất sang trọng và mang phong cách cổ điển.
Ngoài ra, với tính chất cứng, bền, khó bị mối mọt ăn, sử dụng càng lâu càng bóng và có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm, gỗ táu còn được dùng làm nhà gỗ hoặc các trụ nhà gỗ.
Đặc biệt hơn, loại gỗ này còn được sử dụng trong công nghệ làm bàn thờ. Một điểm khá thú vị là loại gỗ này đã được ông cha ta sử dụng làm bàn thờ từ rất lâu về trước bởi ưu điểm bền, đẹp, không bị cong vênh hay mục nát theo thời gian.
Ngoài gỗ táu, hiện nay có rất nhiều loại gỗ khác cũng được ứng dụng trong việc làm bàn thờ. Bàn thờ Toàn Thắng giới thiệu đến bạn một loại gỗ khá phổ biến hiện nay là bàn thờ gỗ Mít.
Tham khảo thêm: Sập thờ gỗ mít – lựa chọn số 1 cho gian thờ gia đình Việt.
Trên đây là toàn bộ nội dung về gỗ táu là gì, các loại gỗ táu và ứng dụng của nó trong đời sống hiện nay mà Bàn thờ Toàn Thắng giới thiệu đến bạn. Hy vọng với lượng kiến thức này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích.
BÀN THỜ TOÀN THẮNG
- Showroom: 209 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Q.9, TPHCM
- Hotline: 0926.242.777
- Nhà máy: Tân Uyên, Bình Dương
- Email: toanthangfloor@mailinh
Xem thêm các loại gỗ khác
Gỗ Sồi | Gỗ Óc Chó | Giáng Hương | Căm Xe | Gỗ Trắc |
Ngọc Am | Cẩm Lai | Gỗ Muồng | Gỗ Tràm | Xoan Đào |
Gỗ MFC | Gỗ MDF | Gỗ Pơ Mu | Trầm Hương | Gỗ Chiu Liu |
Gỗ HDF | Gỗ Plywood | Gỗ Gõ Đỏ | Bách Xanh | Gỗ Mít |
Gỗ Gụ | Thủy Tùng | Gỗ Xá Xị | Gỗ Táu | Bằng Lăng |