Người Việt Nam quan niệm rằng khi một người chết đi hồn của họ vẫn ở nhân gian trong 49 ngày đầu tiên sau khi mất. Do đó, ngày thứ 49 là ngày tiễn đưa họ đi sang thế giới khác. Sau ngày 49, linh hồn của họ sẽ không còn trên dương gian, người thân của người vừa mất phải làm một số thủ tục như lễ cúng 49 ngày, chuyển bàn thờ,… Sau đây, Bàn thờ Toàn Thắng sẽ giới thiệu đến bạn về thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày và những điều cần biết.
Một số quan niệm về chuyển bàn thờ sau 49 ngày
Việc chuyển bàn thờ sau 49 ngày có khá nhiều cách nhìn nhận khác nhau, tùy theo tôn giáo, vùng miền,… Dưới đây Bàn thờ Toàn Thắng sẽ sơ lược đến bạn quan niệm dưới góc độ Phật giáo và góc độ dân gian.
Dưới góc độ Phật giáo
Khác với những tôn giáo khác, Phật giáo có cái nhìn khá đặc biệt về thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày. Những Phật tử thường không làm việc chuyển bàn thờ sau 49 ngày quá trang trọng và đặc biệt vì những lý do sau đây:
- Phật giáo chỉ tôn thờ Đức Phật, không thờ những thần linh khác nên không quá chú trọng trong việc xin làm lễ chuyển bàn thờ.
- Trong đạo Phật có niềm tin rằng, sau 49 ngày linh hồn người đã khuất không còn ở dương gian, không còn hiện diện trên bàn thờ.
- Một triết lý trong Phật giáo mà Phật tử nào cũng nằm lòng là luật nhân quả. Người đã khuất nếu đã gieo được nhân tốt khi còn sống ắt gặt được quả thiện khi chết đi. Do đó, việc chuyển bàn thờ chỉ đơn giản là chuyển nơi thờ cúng người đã khuất nên không cần làm quá phức tạp.
Dưới góc độ dân gian
Từ xa xưa đồng bào ta đã truyền miệng câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do đó, thường thường đối với những việc liên quan đến tâm linh như thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày được thực hiện rất chỉn chu, tỉ mỉ.
Người thân của người đã khuất sẽ thực hiện thủ tục chuyển bàn thờ với đầy đủ các lễ nghi, lễ vật để cầu mong cho người đã khuất có nhiều phúc đức, sớm được siêu sinh.
Thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày nên biết
Thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày là một thủ tục mà rất cần sự tỉ mỉ, cẩn trọng của người thực hiện. Cho nên, dưới đây Bàn thờ Toàn Thắng sẽ trình bày chi tiết hơn đến bạn về thủ tục này.
Chọn những ngày tốt trong tháng để chuyển bàn thờ
Ông bà ta từ xưa đã rất chú trọng việc xem ngày khi thực hiện các công việc quan trọng. Phải căn cứ dựa vào ngày sinh bát tự, tử vi, cung hoàng đạo và ngày lành để chọn ngày phù hợp để thực hiện thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày.
Người ta quan niệm rằng, làm việc gì cũng nên chọn ngày lành, cần tránh những ngày xấu hoặc những ngày đại kỵ như ngày 3, 5, 7, 14, 18, 22, 23, 27 âm lịch.
Việc thực hiện thủ tục chuyển bàn thờ vào những ngày xấu được xem là sẽ làm tổn thất thọ phước của người vừa mất. Do đó, cần kiêng kỵ và xem ngày trước khi thực hiện thủ tục này.
Chuẩn bị mâm lễ cúng
Mâm lễ cúng được chuẩn bị khá đầy đủ và gần giống với mâm lễ cúng 49 ngày. Bao gồm những thứ sau:
- Xôi và gà luộc dùng làm món chính cho mâm cúng.
- Trái cây, các loại bánh kẹo, nhang để thắp và đèn, nến.
- Hoa cúng tươi.
- 1 bát gạo và 1 bát muối nhỏ.
- Ngựa giấy đỏ, 1 con màu vàng và 1 con màu đỏ.
- Tiền, vàng mã và đồ giấy cúng, cũng 1 bộ màu vàng và 1 bộ màu đỏ.
Thắp hương và đọc văn khấn
Người thực hiện thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày phải tiến hành thắp hương, quỳ lạy và đọc văn khấn.
Việc thắp hương mang ý nghĩa đem lời cầu nguyện đến cho người đã khuất, quỳ lạy bày tỏ lòng kính trọng dành cho họ. Còn việc đọc văn khấn như một hình thức thông báo việc chuyển bàn thờ cho người đó biết.
Thông thường, việc thắp hương và đọc văn khấn thường là điều không thể thiếu trong những việc liên quan đến tâm linh, và thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày cũng không ngoại lệ.
Hóa vàng và hạ lễ
Sau khi đợi nhang đã cháy đến ít nhất được ⅔ cây thì sẽ hóa vàng và hạ lễ. Trong đó, hóa vàng là việc đốt những giấy tiền vàng mã, đồ giấy cúng cho người đã khuất và con ngựa giấy đã chuẩn bị. Việc hóa vàng với quan niệm có thể đem những thứ này đến được với thế giới của người đã khuất.
Tiếp sau việc hóa vàng, gia chủ tiến hành hạ lễ. Cụ thể, gia chủ sẽ hạ mâm lễ cúng xuống, khi đó bát gạo, muối sẽ được đem rải hết trước cửa nhà và những vật xung quanh. Còn những món cúng khác như xôi, gà, bánh trái có thể sử dụng để ăn hoặc đem cho.
Chuyển di ảnh và các vật dụng lên bàn thờ mới
Việc cuối cùng của thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày là chuyển di ảnh, vật dụng của người đã khuất lên bàn thờ mới đã chuẩn bị sẵn trước đó. Lúc này, trước khi chuyển lên bàn thờ mới cần cẩn thận lau chùi, vệ sinh để giữ cho bàn thờ sạch nhất có thể.
Sau khi chuyển lên bàn thờ mới, thầy tế cần làm lễ nhập trạch nữa là sẽ hoàn tất các công đoạn của thủ tục này.
Tham khảo thêm: Lễ cúng 49 ngày – ý nghĩa, thủ tục sắm lễ đúng phong tục Việt Nam.
Trên đây là toàn bộ nội dung về thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày và những điều cần biết mà Bàn thờ Toàn Thắng giới thiệu đến bạn.
Bàn thờ Toàn Thắng là nơi cung cấp các sản phẩm gỗ chất lượng, uy tín hàng đầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bàn thờ gỗ và trang trí nội thất trên thị trường.
Bàn thờ Toàn Thắng có những sản phẩm bàn thờ làm từ các loại gỗ quý hiếm trên thị trường và rất được ưa chuộng như: bàn thờ gỗ gõ đỏ,…
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn quan tâm hoặc có nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm bàn thờ gỗ bền, đẹp và có giả cả hợp lý.
BÀN THỜ TOÀN THẮNG
- Showroom: 209 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Q.9, TPHCM
- Hotline: 0926.242.777
- Nhà máy: Tân Uyên, Bình Dương
- Email: noithattoanthanghcm@gmail.com