Lễ cúng 49 ngày – ý nghĩa, thủ tục sắm lễ đúng phong tục Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu là người Việt Nam, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về cụm từ “49 ngày”. Đây là một ngày lễ cúng dành cho người vừa mới qua đời. Lễ cúng 49 ngày mang một ý nghĩa rất quan trọng nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa này. Do đó, bài viết sau đây Bàn thờ Toàn Thắng sẽ giới thiệu chi tiết hơn đến bạn về lễ cúng 49 ngày và ý nghĩa, thủ tục sắm lễ đúng phong tục Việt Nam. 

Việc cúng 49 ngày có ý nghĩa như thế nào?

Người ta quan niệm rằng, sau khi chết không phải con người sẽ hoàn toàn mất đi. Mà khi vừa chết, linh hồn của họ sẽ lưu lại trên nhân gian 49 ngày và sẽ phải trải qua 7 lần phán xét. 

Sau khi trải qua hết 7 lần phán xét này, đồng nghĩa đã đến ngày thứ 49, lúc này người thân của người vừa mới chết sẽ làm lễ cúng 49 ngày để tiễn biệt vong hồn đi đầu thai, đồng thời lễ cúng còn giúp người chết tích phúc đức với hy vọng đầu thai vào kiếp sống mới tốt hơn. 

Ý nghĩa của lễ cúng 49 ngày
Ý nghĩa của lễ cúng 49 ngày

Như vậy, có thể thấy lễ cúng 49 ngày mang 3 ý nghĩa lớn như sau:

  • Tiễn người vừa mất sang thế giới khác. 
  • Cầu siêu cho người vừa mất. 
  • Tưởng nhớ đến người vừa mất. 

Thực hiện lễ cúng 49 ngày ở đâu?

Lễ cúng 49 ngày thường được diễn ra ở mộ người mất hoặc ở trong nhà. Ban đầu, gia đình người mất sẽ bày mâm cúng và đọc kinh trong nhà để cầu cho linh hồn người đã mất tìm được đúng nơi nên đến. 

Sau đó sẽ di chuyển ra phần mộ của người đã mất làm lễ lần nữa với hy vọng linh hồn của họ được giải thoát, được sớm ngày đi đầu thai chuyển kiếp. 

Thực hiện lễ cúng 49 ngày ngay tại nhà
Thực hiện lễ cúng 49 ngày ngay tại nhà

Lễ cúng 49 ngày cần sắm sửa những gì?

Tùy theo quan niệm của từng gia đình hoặc vùng miền, tôn giáo mà sẽ có những lễ vật chuẩn bị khác nhau. Tuy nhiên, có thể tham khảo một số lễ vật cho lễ cúng 49 ngày như sau. 

Đối với cúng lễ trong nhà:

  • Một mâm cơm cúng gồm cơm trắng và những món ăn mặn. 
  • Hoa, trái cây và bánh kẹo. 
  • Nhang, đèn. 
  • Nước, rượu hoặc bia tùy theo từng gia đình. 
  • Tiền, vàng mã trên 15 sấp. 
  • Quần áo giấy: 3 bộ. 
  • Chuẩn bị một bài văn tế để đọc khi làm lễ. 

Đối với cúng lễ ở mộ:

  • Quần áo giấy: 3 bộ. 
  • Tiền, vàng mã khoảng 15 sấp.
  • Một số vật dụng cần thiết như khi còn sống được làm từ vàng mã. 
  • Một mâm cơm cúng gồm cơm trắng và các món ăn mặn thường ngày. 
  • Nhang, đèn, hoa, trái cây, bánh kẹo, nước, rượu,… 
Lễ 49 ngày cần sắm sửa những gì 
Lễ 49 ngày cần sắm sửa những gì 

Nhìn chung, những thứ cần sắm cho lễ cúng 49 ngày ở nhà hoặc ngoài mộ có phần khá giống nhau. Nên thông thường, chỉ cần làm ở một nơi để bớt được các loại chi phí không cần thiết. 

Cúng 49 ngày và những lưu ý cần biết

Lễ cúng 49 ngày mang ý nghĩa rất quan trọng, là ngày tiễn người vừa mất sang thế giới khác. Do đó, lễ cúng 49 ngày có những kiêng kỵ mà nhà nào cũng cần phải tránh. 

Thứ nhất, trên mâm cơm cúng không được có 3 loại thịt: thịt chó, thịt mèo và thịt bò. Đồng thời, trên mâm cơm cúng cũng không được có sự xuất hiện của những món đồ uế tạc và sắc. 

Những lưu ý cần biết khi thực hiện lễ cúng 49 ngày
Những lưu ý cần biết khi thực hiện lễ cúng 49 ngày

Thứ hai, lễ cúng 49 ngày cũng là ngày tiễn đưa linh hồn của người đã mất. Cho nên, người ta quan niệm rằng người thân của người đã mất không được khóc quá nhiều, điều này sẽ làm cho linh hồn người đã khuất bị vướng bận, không thể đi đầu thai được. 

Cách tính ngày cúng 49 ngày chuẩn xác nhất 

Không có quy chuẩn nào được đưa ra để tính 49 ngày. Tuy nhiên, theo quan niệm của ông bà ta thì 49 ngày sẽ được tính từ khi người đó mất. Ngày thứ 49 là ngày làm lễ cúng cho người vừa mất đó. 

Nên cúng 49 ngày chay hay mặn?

Việc cúng 49 ngày chay hay mặn còn tùy vào quan điểm và niềm tin của mỗi gia đình, vùng miền hay tôn giáo. 

Nên cúng 49 ngày chay hay mặn 
Nên cúng 49 ngày chay hay mặn 

Đối với những người tin vào Phật, họ thường cúng 49 ngày chay. Bởi vì họ cho rằng cúng những món chay sẽ tránh được nghiệp sát sanh cho người đã mất, với hy vọng tích phúc đức cho người đã mất đi dầu thai. 

Tuy nhiên, đối với một số gia đình khác họ lại không quá kiêng kỵ về vấn đề chay hay mặn. Nhưng có một điểm chung cho tất cả mọi người là lễ cúng 49 ngày không dùng thịt chó, thịt mèo hoặc thịt bò. 

Có cần phải cúng cơm sau lễ 49 ngày nữa hay không?

Sau ngày thứ 49, linh hồn của người đã khuất sẽ sang một thế giới khác nên không cần phải cúng cơm nước hằng ngày nữa. Tuy nhiên, khi đến ngày kỵ giỗ hằng năm của người đã khuất vẫn phải cúng cơm cho họ. 

Có cần phải cúng cơm sau lễ 49 ngày nữa không
Có cần phải cúng cơm sau lễ 49 ngày nữa không

Việc cúng cơm vào ngày giỗ hằng năm là một truyền thống văn hóa tốt đẹp và là cách thể hiện sự tưởng nhớ của người còn sống đối với người đã khuất. 

Tham khảo thêm: Bài văn khấn lập bàn thờ Thần Tài mới và chuẩn nhất

Trên đây là toàn bộ nội dung về lễ cúng 49 ngày và ý nghĩa, thủ tục sắm lễ đúng phong tục Việt Nam mà Bàn thờ Toàn Thắng muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. 

Bàn thờ Toàn Thắng là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm làm từ gỗ như đồ nội thất gỗ, bàn thờ gỗ,… Chúng tôi có nhiều sản phẩm bàn thờ gỗ chất lượng có thể kể đến như: bàn thờ gỗ gụ, bàn thờ gỗ Hương…

Hoành phi câu đối gỗ gụ - Nội thất phòng thờ 
Hoành phi câu đối gỗ gụ – Nội thất phòng thờ 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu về các sản phẩm gỗ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được biết thêm chi tiết nhé. 

BÀN THỜ TOÀN THẮNG

  • Showroom: 209 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Q.9,  TPHCM
  • Hotline: 0926.242.777
  • Nhà máy: Tân Uyên, Bình Dương
  • Email: noithattoanthanghcm@gmail.com

Tác giả Văn Phong

8de25135931a7798fb027648ffa3244f?s=90&d=mm&r=g"Tôi là CEO và Founder của Bàn thờ Toàn Thắng. Chuyên về thiết kế và thi công nội thất phòng thờ. Với sự hỗ trợ của đội ngủ Thợ, Tư vấn viên đầy kiến thức về phong thủy. Nay Chúng tôi đã gặt hái nhiều thành công. Hy vọng vẫn nhận được sự ủng hộ từ Quý khách hàng trong thời gian tới."
Linkedin | PinterestFacebookTwitter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *