Giỗ tổ nghề mộc là dịp quan trọng trong năm, để các nghệ nhân mộc cùng cộng đồng tôn vinh, tri ân công lao của tổ tiên và đồng thời thể hiện tài năng của mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghệ thuật và tâm huyết của những người thợ mộc, cùng với lịch trình và nghi lễ truyền thống trong ngày giỗ tổ nghề mộc.
Ngày nào được chọn là ngày giỗ tổ nghề mộc?
Hầu như những nghề nghiệp trong xã hội ngày nay đều có “tổ nghề” riêng của mình. Ở Việt Nam, việc xác định và cúng ngày giỗ tổ nghề là một hình thức thể hiện sự biết ơn và tôn trọng đối với nghề nghiệp mà mình đang theo.
Trong đó, nghề mộc cũng có tổ nghề và có ngày giỗ tổ chính xác. Theo nhiều nguồn tài liệu, thì hằng năm cứ vào ngày 20 tháng Chạp âm lịch, những người làm trong ngành Gỗ, từ thợ mộc cho đến chủ xưởng sản xuất nội thất và các đơn vị cung cấp gỗ nguyên liệu sẽ tiến hành làm giỗ tổ nghề mộc.
Bên cạnh ngày 20 tháng Chạp âm lịch thì ở nhiều địa phương, người ta cũng chọn ngày 13 tháng 6 âm lịch hằng năm là ngày giỗ tổ nghề mộc. Tuy nhiên, ngày này sẽ được tổ chức với các buổi lễ nhỏ và ít phổ biến hơn ngày 20 tháng Chạp.
Ai được biết đến là ông tổ nghề mộc?
Hiện nay, tồn tại phổ biến 2 điển tích để xác định ai mới là ông tổ nghề mộc. Trong đó, theo điển tích của Việt Nam thì ngày xưa vào thời chúa Trịnh có một người tên Nguyễn Công Nghệ, ông là một bậc kỳ tài trong ngành mộc.
Nhờ danh tiếng của mình, ông được chúa Trịnh mời vào cung để chạm khắc ngai vàng. Nhờ khả năng đặc biệt của mình, rất nhanh ông đã tạo ra một tác phẩm kiệt tác và rất được lòng chúa.
Tuy nhiên, có một lần vì ngủ quên trên ngai vàng nên ông đã bị chúa Trịnh giam vào ngục tối vì lý do phạm thượng. Sau khi chúa Trịnh mất, bà chúa lên ngôi và nhận thấy ngai vàng được chạm trổ quá tỉ mỉ nên tìm hiểu, sau đó lại mời Nguyễn Công Nghệ đến làm thợ mộc cho mình.
Sau này, Nguyễn Công Nghệ đã tạo ra một kiệt tác lưu truyền nhiều đời và nổi tiếng đến ngày nay đó là Phật Quan Âm ngàn mắt ngàn tay. Sau này, khi ông mất, để tưởng nhớ tài nghệ của ông, người dân đã lập đền để thờ cúng và xem ông là ông tổ nghề mộc.
Mặt khác, có điển tích cho rằng ông tổ nghề mộc phải là Lỗ Ban – một người thợ mộc nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã sáng chế ra compa và cưa đục sử dụng trong ngành mộc. Và đến thời điểm hiện nay, người ta vẫn dùng thước Lỗ Ban trong việc xác định kích thước chuẩn phong thủy.
Mâm lễ cúng vào ngày giỗ tổ nghề mộc gồm những gì?
Mâm lễ cúng giỗ tổ ngành mộc thường bao gồm các vật phẩm như sau:
- Bàn thờ cúng: Đây là nơi đặt các vật phẩm cúng và trình bày trước tượng đại diện cho tổ ngành Gỗ.
- Cây quả: Cây quả (thường là quả thị) cũng có thể được đặt trên bàn thờ, tượng trưng cho sự thịnh vượng và trường thọ.
- Bát đĩa cúng: Bao gồm các món ăn cúng như chả, thịt gà (là gà trống và được bày trí đẹp mắt), cơm, chả lụa, heo quay (nguyên con), rượu trắng, các loại trái cây, bánh kẹo, đồ uống…
- Đèn cúng: Thường là nến hoặc nến hương.
- Tiền và vàng mã: Tiền và vàng mã thường được đặt trên bàn thờ để tượng trưng cho sự giàu có và tài lộc.
- Hương thơm: Như cỏ thi, trầm hương, hoặc các loại hương liệu khác.
- Trà và rượu: Thường được đổ trong các cốc và đặt trên bàn thờ để tượng trưng cho sự tôn vinh.
Bài Văn khấn cúng ngày giỗ tổ nghề mộc
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.
Tín chủ con là …………………………………………………………………….
Ngụ tại…………………………………………………………………………………
Hôm nay là ngày… tháng….. năm……….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.
Con kính mời ngài Thánh sư nghề Mộc
Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề Mộc thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Những điểm cần lưu ý gì khi cúng ngày giỗ tổ nghề mộc?
Để ngày cúng giỗ tổ nghề mộc diễn ra được thuận lợi nhất, bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Hãy chuẩn bị mâm cúng và các vật phẩm cúng một cách cẩn thận. Đảm bảo rằng tất cả các vật phẩm đều sạch sẽ và được sắp xếp ngay trước khi bắt đầu lễ cúng. Đồng thời, các món cúng không thể thiếu đó là heo nguyên con, gà trống và rượu trắng.
- Người làm buổi lễ đó phải là người được đánh giá có uy tín cao trong nghề hoặc người lớn tuổi nhất ở đó.
- Sau khi đặt các vật phẩm thờ cúng lên bàn thờ và xá lạy, chủ lễ trao ly rượu trắng cho người mà chủ lễ tôn làm thầy để tỏ sự cung kính, biết ơn.
Bàn thờ Toàn Thắng – đơn vị chuyên sản xuất và phân phối đồ gỗ chất lượng
Trong thị trường bàn thờ gỗ nói riêng và trong nghề mộc tại Việt Nam nói chung, Bàn thờ Toàn Thắng tự tin là một đơn vị chuyên sản xuất và phân phối đồ gỗ chất lượng, uy tín với nhiều năm kinh nghiệm.
Xem thêm: Cách chọn bàn thờ chất lượng, thu hút tài lộc, chuẩn phong thủy.
Chúng tôi sở hữu rất nhiều các kiểu dáng thiết kế, mẫu mã, màu sắc, chất liệu bàn thờ với các công dụng khác nhau như bàn thờ Thần Tài, bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật, bàn thờ Công giáo… Liên hệ ngay với Bàn thờ Toàn Thắng bằng hotline 0926.242.777 để tham khảo các và tìm hiểu thêm về các mẫu bàn thờ này nhé!
Trên đây là toàn bộ nội dung về giỗ tổ nghề mộc mà Bàn thờ Toàn Thắng muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thể kiến thức về dịp lễ đặc biệt đối với nghề mộc nói riêng và các ngành nghề nói chung.