Ý nghĩa Tết Trung thu – Tết đoàn viên trong văn hóa Việt 

5/5 - (1 bình chọn)

Tết Trung thu là một ngày lễ đã quá quen thuộc trong văn hóa của người Việt. Nó không chỉ là một ngày lễ đơn thuần mà còn mang những giá trị tinh thần đặc biệt. Hãy cùng Bàn thờ Toàn Thắng tìm hiểu tất tần tật về ngày Tết Trung thu trong bài viết này nhé! 

Tết Trung thu - Ngày tết truyền truyền thống trong văn hóa người Việt
Tết Trung thu – Ngày tết truyền truyền thống trong văn hóa người Việt

Tìm hiểu về nguồn gốc của Tết Trung thu 

Tết Trung thu hay còn được biết đến với cái tên khác như: Tết hoa đăng, Tết trông trăng. Đây là một ngày lễ truyền thống của Việt Nam, được diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. 

Theo nhiều ghi chép, ngày Tết Trung thu có nguồn gốc từ thời nhà Đường với vua Duệ Tôn. 

Vào một đêm rằm tháng tám khi đang ngự chơi thì vua Duệ Tôn bắt gặp một vị tiên giáng thế trong hình dạng ông lão râu tóc bạc phơ. Vị tiên này đã dùng phép tạo nên một cây cầu nối liền từ mặt đất đến cung trăng giúp vua Duệ Tôn dạo chơi một vòng. 

Sau khi trở về, để tưởng nhớ sự kiện này, vua Duệ Tôn đã đặt ra một ngày lễ gọi là “Tết Trung thu”. Về sau, do ảnh hưởng từ văn hóa nên ngày lễ này đã du nhập vào Việt Nam và trở thành ngày lễ truyền thống của người Việt. 

Tết Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó mới du nhập vào Việt Nam
Tết Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó mới du nhập vào Việt Nam

Ngày Tết Trung thu mang những ý nghĩa đặc biệt nào? 

Trong tín ngưỡng nhân gian, người ta quan niệm rằng vầng trăng là đại diện cho cảm xúc của con người. Đặc biệt, ngày trăng rằm với hình ảnh trăng tròn đã được xuất hiện trong rất nhiều các bài thơ, bài văn bất hữu. 

Bên cạnh đó, trong phong tục lâu đời của người Việt thì người ta cũng tin rằng ngày trăng rằm tháng 8 là ngày của sự đoàn viên, sum họp gia đình. Đây là ngày cả nhà quây quần bên nhau và bày mâm cỗ cúng trên bàn thờ gia tiên

Xem thêm: Trên bàn thờ gia tiên có mấy bát hương là phù hợp nhất?

Không chỉ dừng lại ở đó, ngày Tết Trung thu còn là ngày vui chơi, giải trí của trẻ em và người lớn. Đồng thời, theo phong thủy thì đây cũng là dịp để tiên đoán vận mệnh và mùa màng dựa vào hình ảnh vầng trăng. 

Ngày Tết Trung thu là ngày trẻ em vui chơi, ngày của sự sum họp và đoàn tụ
Ngày Tết Trung thu là ngày trẻ em vui chơi, ngày của sự sum họp và đoàn tụ

Ngày Tết Trung Thu và những phong tục đặc biệt 

Cũng như những ngày lễ Tết đặc biệt khác, ngày Tết Trung thu cũng có những phong tục đặc biệt như:

  • Rước đèn lồng đêm trung thu: Đèn lồng trung thu được thiết kế với màu sắc bắt mắt cùng những gam màu mang những ý nghĩa khác nhau. Việc rước đèn trung thu của người Việt như một lời gửi gắm, mong cầu những điều tốt lành sẽ đến với gia đình. 
  • Làm cỗ cúng vào đêm rằm trung thu: Để tưởng nhớ tổ tiên, người Việt thường làm một mâm cỗ với các món ăn dân gian gần gũi để bày lên bàn thờ với mong muốn mời các cụ cùng về chung vui với con cháu. 
  • Phá cỗ đêm trung thu: Phá cỗ cũng là một phong tục quen thuộc của người Việt. Theo đó, sau khi cúng xong thì sẽ hạ mâm cỗ xuống và cả gia đình cùng ăn cỗ với ý nghĩa mong mỏi sự sum vầy. 
  • Ăn bánh trung thu: Bánh trung thu là một vật phẩm không thể thiếu của ngày Tết Trung thu. Phong tục ăn bánh trung thu đã trở thành một phần không thể thiếu của ngày lễ này. 

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ ngày Tết Trung thu 2023 chuẩn phong cách người Việt 

Mâm cỗ cúng ngày Tết Trung thu là điều không thể thiếu trong văn hóa người Việt. Cùng Bàn thờ Toàn Thắng tìm hiểu cách chuẩn bị mâm cỗ chuẩn phong cách Việt Nam trong nội dung sau đây nhé! 

Bánh trung thu

Bánh trung thu hay còn được gọi là bánh nướng và bánh dẻo. Đây là 2 loại bánh khá đặc trưng. Để tăng thêm ý nghĩa cho ngày Tết Trung thu, các nghệ nhân làm bánh sẽ tạo hình cung trăng, cá chép, ngôi sao cho chiếc bánh. 

Bánh Trung thu với mùi vị đặc trưng là một món ăn không thể thiếu trong ngày lễ đặc biệt này
Bánh Trung thu với mùi vị đặc trưng là một món ăn không thể thiếu trong ngày lễ đặc biệt này

Mâm hoa quả

Cũng như các mâm cỗ khác, hoa quả là một vật phẩm tất yếu cần phải chuẩn bị. Mâm hoa quả của ngày Tết Trung thu sẽ thường có những loại quả như: mãng cầu, thanh long, chuối, bưởi, hồng giòn,… Ngoài ra, tùy vào thói quen của từng vùng miền sẽ có những loại hoa quả khác nhau. 

Hương đèn

Hương đèn cũng là một vật phẩm thờ cúng quen thuộc không thể thiếu. Với ý nghĩa tâm linh của mình, hương đèn sẽ giúp cho không gian thờ cúng trở nên linh thiêng và ấm cúng hơn. 

Lồng đèn

Đây là một vật phẩm đặc biệt tượng trưng cho ngày Tết Trung thu. Lồng đèn cũng mang ý nghĩa cho sự trọn vẹn, đầy đủ và thể hiện rõ nét hơn văn hóa dân gian của người Việt. 

Lồng đèn trung thu với kiểu dáng hình con cá chép bắt mắt
Lồng đèn trung thu với kiểu dáng hình con cá chép bắt mắt

Các món quen thuộc và truyền thống khác 

Vật phẩm cuối cùng cần chuẩn bị là các món ăn truyền thống của người Việt, bao gồm: gà luộc, xôi (thường là xôi gấc), heo quay,… Ngoài ra còn có thể có thêm món tráng miệng khác như chè,… 

Lời kết

Trên đây là toàn bộ nội dung về ngày Tết Trung thuBàn thờ Toàn Thắng muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn và có những kiến thức về ngày lễ đặc biệt này. 

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn hoặc đang có nhu cầu cần tìm một loại bàn thờ để cúng vào ngày Tết Trung thu thì hãy liên hệ ngay với Bàn thờ Toàn Thắng qua số hotline 0926.242.777 nhé.

Tác giả Văn Tiến

dfe73e5844461590e3520c3c5e6c3a95?s=90&d=mm&r=gChúng tôi kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất. Với đội ngũ: Tư vấn viên, Thợ lắp ráp... đầy kinh nghiệm để hạn chế tốt nhất những bất cập trong quá trình sử dụng sản phẩm của khách hàng. Mang đến cho quý khách những trãi nghiệm tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *