Các nghi thức thờ cúng tổ tiên của người Việt mà bạn cần nắm

5/5 - (1 bình chọn)

Nghi thức thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống đặc trưng của người Việt. Dù gia đình thuộc tầng lớp nào trong xã hội, việc thờ cúng luôn được duy trì qua nhiều thế hệ. Thờ cúng là công việc mang ý nghĩa tâm linh. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các nghi thức và những điều cần chú ý trong thờ cúng tổ tiên để việc thờ cúng được chuẩn chỉnh và trang nghiêm.

Nghi thức thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa tâm linh với người Việt
Nghi thức thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa tâm linh với người Việt

Ý nghĩa thờ cúng tổ tiên

So với những tín ngưỡng khác, nghi thức thờ cúng tổ tiên khá bình dị và không mang tính chất cực đoan. Việc thờ cúng tổ tiên là sự thế tục, là nếp sống đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt.

Thờ cúng tổ tiên là cách để con cháu thể hiện sự hiếu kính với ông bà, tổ tiên. Thêm vào đó, việc này cũng là cách để các thế hệ trước giáo dục truyền thống cho thế hệ sau. Đây cũng chính là ý nghĩa quan trọng nhất của việc thờ cúng là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn’’.

Khi thờ cúng, con cháu sẽ cầu xin tổ tiên phù trợ, che chở để nhận được bình yên, an nhiên trong cuộc sống. Tuy việc cầu xin này chưa thể khẳng định có hiệu quả hay không nhưng ý nghĩa thờ cúng gia tiên mang đến giá trị tinh thần là vô cùng to lớn. Về mặt tâm linh, con cháu sẽ cảm thấy thanh thản và có chỗ dựa tinh thần vững chắc.

Thờ cúng tổ tiên là để thể hiện lòng thành kính của con cháu
Thờ cúng tổ tiên là để thể hiện lòng thành kính của con cháu

Theo quan niệm của người Việt, người mất sẽ đi đến một cõi khác. Với việc thờ cúng, con cháu sẽ luôn cảm thấy sự hiện hữu của các linh hồn người thân đã khuất ở bên cạnh. Tổ tiên được thờ cúng cũng sẽ không trở thành ma đói, quỷ đói. Thay vào đó, gia tiên sẽ mách bảo và phù trợ cho con cháu có được cuộc sống thuận hòa, an nhiên.

Những nghi thức thờ cúng tổ tiên bắt buộc

Trên thực tế, nghi thức thờ cúng tổ tiên là lời chỉ dạy truyền miệng từ đời này sang đời khác. Trong đó, nguyên tắc cúng – khấn – vái – lạy là các nghi thức cơ bản bắt buộc trong thờ cúng:

Nghi thức cúng

Cúng là phần nghi lễ chuẩn bị lễ vật, thắp hương, đốt đèn trên bàn thờ gia tiên. Lễ cúng thường sẽ được thực hiện trong ngày mùng 1, ngày rằm, ngày giỗ, ngày Tết….

Nghi thức khấn

Khấn là phần nghi lễ để con cháu tấu lên những điều muốn cầu xin với tổ tiên. Trong phần khấn, gia chủ cần xưng tên, ngày tháng làm lễ, nơi làm lễ, mục đích của buổi lễ, những điều cần tấu, cần xin. Gia chủ có thể khấn theo bài hoặc đơn giản là nghĩ gì tấu đó. Quan trọng nhất ở nghi thức khấn là lòng thành kính, là sự nhất tâm cầu.

Khấn là để con cháu tấu lên những điều muốn cầu xin với tổ tiên
Khấn là để con cháu tấu lên những điều muốn cầu xin với tổ tiên

Nghi thức vái

Sau khi khấn những điều cần tấu lên với gia tiên, gia chủ sẽ phải vái. Vái là thao tác đưa hai tay lên chắp trước ngực. Tiếp theo, bạn đưa tay chắp lên ngang đầu, đồng thời đầu hơi cúi và khom lưng. Cuối cùng, bạn ngẩng đầu lên. Như vậy, một thao tác vái được hoàn thành.

Nghi thức lạy

Vái và lạy là nghi thức thờ cúng tổ tiên đi cùng với nhau. Nghi thức này là để bày tỏ lòng tôn kính với tổ tiên, người thân quá cố. Tùy vào từng lễ cúng, gia chủ có thể lạy 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy hoặc 5 lạy. Ý nghĩa cụ thể của từng trường hợp là:

  • 2 vái và 2 lạy: Áp dụng trong trường hợp phúng điều người mất là vai dưới như: em, con cháu… 2 vái còn được sử dụng trong trường hợp là con cháu thể hiện lòng hiếu kính với người sống là bề trên trong các dịp đặc biệt.
  • 3 vái và 3 lạy: Áp dụng trong trường hợp lễ Phật. 3 vái 3 lạy này là tượng trưng của Phật – Pháp – Tăng. Phật là giác ngộ mọi lẽ, Pháp là chính đáng, không tà ngụy. Tăng là thanh tịnh, không nhơ bẩn.
  • 4 vái và 4 lạy: Vái lạy khi cúng lễ người thân quá cố và thánh thần, thần linh.
  • 5 vái và 5 lạy: Nghi thức này để lạy Vua 5 lạy trong lễ giỗ tổ Hùng Vương.
Nghi thức vái lạy trong thờ cúng tổ tiên
Nghi thức vái lạy trong thờ cúng tổ tiên

Đồ thờ cúng trên bàn thờ tổ tiên

Từ xa xưa đã có quan điểm “Trần sao âm vậy”. Do đó, nghi thức thờ cúng tổ tiên cũng cần sử dụng những đồ vật sinh hoạt thường ngày. Những món đồ thờ cúng cần thiết trên bàn thờ bao gồm:

  • Bát hương: Món đồ thờ linh thiêng và quan trọng nhất. Đây được xem là vật kết nối giữa hiện thực và tâm linh, vô hình và hữu hình. Bát hương thường là đồ gốm có hoa văn được in nổi hoặc in chìm.
  • Bình hoa: Nên để bình hoa đặt đối xứng hai bên bàn thờ.
  • Mâm bồng: Là đồ đựng đồ cúng lễ: hoa quả, bánh kẹo. Có thể lựa chọn mâm đồng vàng, đỏ, mâm đồng tam khí – ngũ sắc hoặc mâm gốm, sứ…
  • Chóe thờ: Là vật đựng lễ vật thờ (gạo, muối, nước)
  • Nậm rượu: Để đựng rượu trắng dâng lên tổ tiên, được xem là món phong thủy trong bảo vệ sức khỏe, hóa giải hung khí gia đình.
Bộ đồ thờ gốm Bát Tràng
Bộ đồ thờ gốm Bát Tràng
  • Kỷ chén thờ: Là bộ chén đựng nước hay rượu trắng đặt trên bàn thờ. Tùy theo kích thước của bàn thờ, gia chủ có thể chọn bộ 3 hoặc 5 chén.
  • Ống cắm hương: Đồ vật chứa hương chưa sử dụng. Tùy theo từng nhà, ống cắm hương có thể để cả đũa thờ.
  • Đèn thờ: Đèn thờ cũng là vật kết nối hai thế giới âm – dương. Ánh sáng của đèn thờ sẽ soi tỏ cho cả gia tiên và con cháu đi đúng đường. Đèn thờ thường là đèn dầu.
  • Ấm chén thờ: Bộ ấm chén sẽ gồm 1 ấm và 3 chén hoặc 5 chén.
  • Bộ đũa bát thờ: Bát đũa trên bàn thờ thường sẽ sắp theo bộ 6 bát 6 đũa.

Nhưng lưu ý khi khi thờ cúng tổ tiên

Việc thờ cúng gia tiên chuẩn chỉnh vừa sẽ giúp cho vượng khí gia đình tốt hơn. Dưới đây là những chú ý trong nghi thức thờ cúng tổ tiên:

Lau dọn bàn thờ trước lễ cúng

Đối với người Việt, bàn thờ là nơi thanh tịnh, sạch sẽ. Do đó, việc làm vệ sinh bàn thờ là điều quan trọng cần thiết trước khi thực hiện nghi lễ cúng vái. Thông thường, gia chủ sẽ thanh tẩy, lau chùi bàn thờ với nước sạch hoặc nước rượu gừng. Việc lau chùi bàn thờ nên thực hiện trước lễ cúng.

Gia chủ lau bàn thờ với nước sạch hoặc rượu gừng
Gia chủ lau bàn thờ với nước sạch hoặc rượu gừng

Sắp xếp đồ thờ cúng

Những đồ thờ cúng phải được bày biện, sắp xếp trên bàn thờ theo đúng nguyên tắc và hợp lý. 

Theo đó, bát hương phải đặt ở vị trí chính giữa của bàn thờ và không được di chuyển. Đèn dầu, chóe thờ, phải đặt phía trên bình hoa và mâm bồng. Bình hoa đặt ở bên phải, mâm bồng hoa quả ở bên trái.

Sắm sửa lễ vật trên bàn thờ gia tiên

Khi thực hiện nghi thức thờ cúng gia tiên, gia chủ phải chuẩn bị sắm sửa lễ vật. Theo phong tục truyền thống, lễ vật cơ bản khi cúng lễ phải có hoa tươi, trầu cau, rượu, hoa quả, nước và vàng mã. 

Bên cạnh đó tùy theo từng dịp, gia chủ có thể dâng lên tổ tiên những lễ vật món ăn mặn, món ăn chay khác như: gà lễ, xôi, bánh chưng, chè…

Tham khảo thêm: Cách bày bàn thờ Thần Tài ngày Tết chuẩn phong tục Việt Nam

Thứ tự nghi thức thờ cúng tổ tiên

Thứ tự nghi thức trong cúng lễ tổ tiên cũng rất quan trọng. Theo đó, gia chủ cần bắt đầu bằng việc đốt đèn, thắp hương. Sau đó, bạn sẽ bắt đầu cúng, khấn, vái lạy. Dù bất kỳ là lễ nào, gia chủ cần thực hiện từng bước và đúng vai vế.

Trên đây, Bàn thờ Toàn Thắng đã chia sẻ cụ thể về nghi thức thờ cúng tổ tiên. Hy vọng với những thông tin này, các gia chỉ sẽ thực hiện việc thờ cúng được chuẩn chỉnh, đúng phong tục, đúng nguyên tắc. Nếu có nhu cầu tìm mua đồ thờ cúng trên bàn thờ tổ tiên, bạn có thể liên hệ với Bàn thờ Toàn Thắng để được tư vấn miễn phí. 

Tác giả Văn Phong

8de25135931a7798fb027648ffa3244f?s=90&d=mm&r=g"Tôi là CEO và Founder của Bàn thờ Toàn Thắng. Chuyên về thiết kế và thi công nội thất phòng thờ. Với sự hỗ trợ của đội ngủ Thợ, Tư vấn viên đầy kiến thức về phong thủy. Nay Chúng tôi đã gặt hái nhiều thành công. Hy vọng vẫn nhận được sự ủng hộ từ Quý khách hàng trong thời gian tới."
Linkedin | PinterestFacebookTwitter

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *