Trang phục đi viếng đám tang – lưu ý khi viếng người vừa mất 

5/5 - (1 bình chọn)

Ở Việt Nam, việc đi viếng đám tang là một nét truyền thống, thể hiện sự san sẻ nỗi buồn với gia đình có người vừa mất. Trang phục đi viếng đám tang cần phải được chú trọng, sao cho vừa thể hiện sự tôn trọng nhưng lại không quá tang thương. Cùng Bàn thờ Toàn Thắng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này. 

Trang phục đi viếng đám tang phải đảm bảo được sự trang nghiêm và tôn trọng người đã khuất
Trang phục đi viếng đám tang phải đảm bảo được sự trang nghiêm và tôn trọng người đã khuất

Lưu ý khi chọn loại trang phục đi viếng đám tang 

Khi chọn trang phục để đi viếng đám tang, quan trọng nhất là tôn trọng và thể hiện sự chia buồn của bạn đối với gia đình và người mất. Khi chọn trang phục, cần chú ý vài điểm như sau: 

  • Màu sắc: Truyền thống phổ biến là mặc đồ đen hoặc màu tối như xám, navy, hoặc nâu. Tránh màu sáng hoặc những gam màu rực rỡ.
  • Thiết kế và cách ăn mặc: Chọn trang phục kín đáo, không quá hở hang, không quá sặc sỡ hoặc nổi bật. Tránh các kiểu trang phục quá thị phi hoặc quá thể thao.
  • Phụ kiện: Nếu bạn sử dụng phụ kiện, hãy giữ chúng đơn giản và trang nhã. Không nên sử dụng quá nhiều đồ trang sức rực rỡ hoặc lòe loẹt.
  • Giày dép: Nên chọn giày thuận tiện, tránh các kiểu dép lòe loẹt hoặc quá nổi bật.

Trang đi phục viếng đám tang

Tùy vào mỗi thói quen, phong tục, tập quán của từng vùng miền sẽ có những trang phục đi viếng đám tang khác nhau. Tuy nhiên, sau đây là 2 loại trang phục thường thấy nhất.

Trang phục màu đen hoặc các loại trang phục tối màu khác 

Xưa nay, người ta vẫn quan niệm rằng màu đen là đại diện cho sự huyền bí, hiện thân của những thế lực siêu nhiên như linh hồn người đã khuất. Do đó, màu đen cũng đương nhiên trở thành màu trang phục cho đám tang. 

Trang phục đi viếng đám tang thường là những trang phục tối màu như: màu đen, màu xám,...
Trang phục đi viếng đám tang thường là những trang phục tối màu như: màu đen, màu xám,…

Không chỉ có ý nghĩa về tâm linh, màu đen còn mang một ý nghĩa gần gũi hơn đó là thể hiện sự san sẻ nỗi buồn của người đi viếng với gia đình của người vừa mất, thể hiện lòng nhớ thương trước sự ra đi của người đó. 

Trang phục màu trắng

Bên cạnh màu đen thì màu trắng cũng là một trong những màu được sử dụng làm trang phục đi viếng đám tang. Vì theo quan niệm của nhiều người, màu trắng là màu đại diện của tang gia. Do đó, màu của trang phục trong ngày đám tang cũng nên là màu trắng. 

Một số kiêng kỵ cần tránh khi đi viếng đám tang

Vì đám tang là một nghi thức rất đặc biệt, có ý nghĩa tâm linh rất lớn trong quan niệm của người Việt. Do đó, việc đi viếng đám tang cũng có những nguyên tắc nhất định cần tuân theo và những điều kiêng kỵ cần tránh. Sau đây là những kiêng kỵ cần tránh khi đi viếng đám tang: 

Khi viếng đám tang có những kiêng kỵ nên tránh để không đến đem điềm xui cho gia đình
Khi viếng đám tang có những kiêng kỵ nên tránh để không đến đem điềm xui cho gia đình

Những đối tượng nào không nên đi viếng đám tang? 

Người mới mất sẽ có nhiệt độ thấp hơn rất nhiều so với nhiệt độ của người thông thường. Do đó, không khí trong đám tang cũng sẽ ảm đạm và lạnh lẽo hơn so với không khí bình thường. 

Những người có sức đề kháng tương đối yếu như trẻ em, người lớn tuổi hay phụ nữ đang mang thai thường được khuyên không nên đi đám tang hoặc thực hiện các nghi thức khâm liệm, an táng vì sẽ dễ nhiễm khí lạnh và bị cảm. 

Ngoài ra, đối với những người vừa bị chó dại, mèo dại cắn thì cũng không được đi đám tang. Vì khí lạnh của đám tang có thể khiến người đó lên cơn dại và bệnh tình diễn biến xấu hơn. 

Xem thêm: Cách lựa chọn hoa cắm bàn thờ người mới mất chuẩn phong tục Việt Nam 

Những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai không nên đi viếng đám tang để tránh nhiễm khí lạnh
Những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai không nên đi viếng đám tang để tránh nhiễm khí lạnh

Thái độ và cách ứng xử

Vì đám tang là một nghi thức trang nghiêm cho nên cần cái thái độ đúng mực, không cười đùa, giỡn hớt trong đám tang, không nên nói lớn tiếng và ứng xử hòa nhã với mọi người để bầu không khí trong đám tang bớt căng thẳng hơn. 

Khi đi viếng đám tang nên vái như thế nào cho đúng?

Người ta quan niệm rằng, người vừa mới mất thì linh hồn của họ vẫn còn đó cho nên chỉ lạy 2 lạy (và 2 vái) giống như người sống. 

Nếu gia đình có để bàn thờ Phật đằng trước hương án của người vừa mất thì lạy 3 lạy (cùng 2 vái) đối với bàn thờ Phật, sau đó mới lạy 2 lạy (và 2 vái) với hương án người vừa mất. 

Trong trường hợp đã an táng xong, lúc này linh hồn của họ cũng đã về nơi cực lạc. Do đó, sau khi thắp hương sẽ lạy 4 lạy (và 3 vái) đối với người quá cố. 

Tùy vào thời điểm đi viếng có thể lạy 2 lạy (2 vái) hoặc 4 lạy (3 vái)
Tùy vào thời điểm đi viếng có thể lạy 2 lạy (2 vái) hoặc 4 lạy (3 vái)

Lời kết

Trên đây là toàn bộ nội dung về trang phục đi viếng đám tang Bàn thờ Toàn Thắng muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại trang phục này và có thể chọn được trang phục phù hợp nhất nếu phải đi viếng đám tang. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp các mẫu bàn thờ ông bà, gia tiên, thậm chí là bàn thờ Phật, Công giáo thì Bàn thờ Toàn Thắng là cái tên bạn cần. Liên hệ ngay qua số hotline 0926.242.777 của Bàn thờ Toàn Thắng để được tư vấn tường tận hơn.

Tác giả Văn Tiến

dfe73e5844461590e3520c3c5e6c3a95?s=90&d=mm&r=gChúng tôi kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất. Với đội ngũ: Tư vấn viên, Thợ lắp ráp... đầy kinh nghiệm để hạn chế tốt nhất những bất cập trong quá trình sử dụng sản phẩm của khách hàng. Mang đến cho quý khách những trãi nghiệm tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *