Bàn thờ là nơi linh thiêng, không nên tự ý di chuyển. Trong trường hợp phải sửa nhà bắt buộc phải di chuyển bàn thờ, gia chủ cần tìm hiểu lễ để xin chuyển bàn thờ. Trong đó, văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà là phần nghi lễ quan trọng. Dưới đây, Bàn thờ Toàn Thắng xin chia sẻ nội dung văn khấn và đồ lễ để xin chuyển bàn thờ.
Trước khi di chuyển bàn thờ để sửa nhà cần chuẩn bị những gì?
Bàn thờ là phần không gian không thể thiếu trong văn hóa tâm linh của người Việt. Sự tôn nghiêm, linh thiêng là yếu tố quan trọng của bàn thờ. Do đó, việc di chuyển bàn thờ cần phải tuân thủ những thủ tục và văn khấn bắt buộc.
Lựa chọn ngày đẹp để làm lễ xin chuyển bàn thờ
Trong thủ tục chuyển bàn thờ, chọn ngày tốt là điều bắt buộc trước khi thực hiện. Theo phong thủy, gia chủ có thể dựa theo 2 cách để chọn ngày là theo tuổi gia chủ hoặc ngày hoàng đạo.
Ngày tốt sẽ là ngày hợp với mệnh tuổi của gia chủ. Mỗi người là mỗi tuổi, mỗi mệnh nên ngày tốt của mỗi gia đình sẽ không giống nhau. Việc chọn ngày hợp tuổi và mệnh gia chủ sẽ giúp mọi việc được thuận lợi hơn. Đồng thời, chọn ngày tốt cũng là cách để hạn chế những rủi ro, không may mắn trong việc sửa nhà.
Trong trường hợp, chuyển bàn thờ vào ngày hoàng đạo cũng sẽ giúp gia chủ chọn được ngày tốt. Những ngày hoàng đạo là ngày tốt trong năm có thể làm việc quan trọng. Việc chọn ngày hoàng đạo cũng rất đơn giản, gia chủ chỉ cần tra vào Lịch Vạn Niên để xem ngày và xem giờ.
Mâm lễ cúng hạ bàn thờ sửa nhà
Trước khi đọc văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà, gia chủ cần phải chuẩn bị mâm đồ lễ. Ý nghĩa mâm lễ hạ bàn thờ là để mời thần linh, gia tiên về thưởng lễ để xin phép, báo cáo về việc di chuyển bàn thờ. Một mâm lễ cúng hạ bàn thờ sửa nhà cần có đầy đủ những lễ vật sau:
- Hoa tươi.
- Quả: Nên chọn 5 loại quả có màu đỏ, vàng ,xanh…
- Gà lễ luộc hoặc miếng thịt lợn luộc.
- Một đĩa xôi: Có thể chọn xôi gấc, xôi đỗ hay xôi lạc…
- Trầu cau, gạo muối, rượu trắng, nước chè, nước trắng.
- Sớ xin thiên di linh vị bàn thờ.
- Đồ mã: một bộ ngựa vàng, một bộ ngựa đỏ, một bộ quần áo đỏ, một bộ quần áo vàng, vàng tiền, hương.
Việc thờ cúng lễ là tại tâm. Do đó tùy điều kiện của gia, mâm cúng lễ hạ bàn thờ lớn nhỏ tùy ý. Nhưng, gia chủ cần chú ý phải đầy đủ lễ cơ bản như trên và đồ lễ không được lãng phí.
Bên cạnh đó, các món đồ lễ hoa, quả, trầu cau phải là đồ mới, tươi ngon. Điều này sẽ đảm bảo được lòng thánh kính, tôn nghiêm của gia chủ dâng lên thần linh, gia tiên.
Nội dung của phần văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà
Sau khi chuẩn bị đầy đủ đồ lễ, gia chủ lên hương và đọc văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà. Khi đọc bài khấn, bạn cần thành tâm và tập trung. Việc này là để thể hiện sự tôn kính đến thần linh, thổ địa và gia tiên tiền tổ.
Trên thực tế, văn khấn chuyển bàn thờ để sửa nhà không có mẫu bắt buộc nào. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ một bài văn khấn chuyển bàn thờ nào cũng được. Tuy nhiên, nội dung văn khấn phải có đầy đủ những phần như sau:
- Giờ, ngày, tháng, năm làm lễ.
- Tên tuổi, địa chỉ của gia chủ đứng lễ.
- Lý do thực hiện buổi lễ: Xin phép chuyển bàn thờ để sửa lại nhà hoặc xây nhà mới.
- Lời cầu khấn, mong muốn của gia chủ khi xin chuyển bàn thờ để sửa nhà.
- Cảm tạ ơn đức của thần linh, gia tiên.
Gia chủ cần lưu ý những gì trong quá trình di chuyển bàn thờ?
Nghi lễ hay phần nội dung văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà khá đơn giản. Gia chủ có thể tự thực hiện buổi lễ. Tuy nhiên trong buổi lễ, gia chủ cần chú ý đến những việc sau:
Xin đài âm/dương trước khi di chuyển bàn thờ
Theo tín ngưỡng thờ cúng, mọi lần khẩn cầu xin phép thần linh, gia tiên phải được đồng ý mới có thể thực hiện. Xin quẻ âm là cách để người dương biết được đã nhận được sự đồng ý của thần li, gia tiên. Cách gieo đài âm dương khá đơn giản: sau khi khấn, bạn thả 2 đồng xu xuống đĩa:
- 1 đồng sấp 1 đồng ngửa chứng tỏ thần linh và gia tiên đã cho phép di chuyển bàn thờ để sửa nhà.
- 2 đồng cùng sấp, cùng ngửa; gia chủ khấn xin phép và gieo đài âm dương lại lần nữa.
Tham khảo thêm: Thay bàn thờ mới vào ngày nào? Cần chuẩn bị những gì?
Đợi hương cháy hết mới chuyển bàn thờ sang nơi mới
Khi chuyển bàn thờ, gia chủ cần đợi đến khi hương cháy hết mới bắt đầu di dời bát hương và các vật thờ cúng khác. Sau khi di chuyển đồ thờ đến nơi mới, gia chủ sắp xếp lại bàn thờ theo vị trí như cũ, sau đó lên hương báo cáo đã chuyển bàn thờ xong.
Hướng hay vị trí của bàn thờ mới cũng nên hợp mệnh tuổi của gia chủ và tránh phạm vào vị trí phong thủy xấu. Trong trường hợp, những đồ vật thờ cúng cũ không còn sử dụng, gia chủ cần hỏa bỏ và thả phần tro trôi sông.
Nếu là đồ bằng đồng, gia chủ có thể quyên góp vào đền chùa để đúc chuông công đức. Khi sang bàn thờ mới, gia chủ sẽ bày những đồ phụ kiện phòng thờ mới lên giống với vị trí cũ.
Trên đây, Bàn thờ Toàn Thắng đã chia sẻ về nghi lễ và văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà đầy đủ và chi tiết. Thờ cúng luôn là yếu tố tâm linh quan trọng của các gia đình Việt. Việc thờ cúng đúng thủ tục, đúng phong thủy sẽ cầu bình an, cát lành và tài lộc cho gia chủ và các thành viên trong nhà.
Bàn thờ Toàn Thắng
- Showroom: Số 209 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Quận 9, TPHCM
- Hotline: 0926.242.777
- Nhà máy: Tân Uyên, Bình Dương
- Email: noithattoanthanghcm@gmail.com