Trong tín ngưỡng của người Việt Nam có rất nhiều thần linh. Mỗi vị thần sẽ tượng trưng cho một yếu tố khác nhau trong cuộc sống. Trong đó, Thần Tài sẽ biểu trưng cho tài lộc và thịnh vượng. Hiện nay vẫn còn nhiều gia đình thờ Thần Tài. Do đó, Bàn thờ Toàn Thắng sẽ giới thiệu đến bạn về Thần Tài và trọn bộ đồ lễ cúng ngày vía Thần Tài.
Ông Địa là ai? Thần Tài là ai?
Ông Địa là một vị thần trong tín của người Việt. Chữ “Địa” trong tên của ông Địa nghĩa là “đất”. Do đó, đây là một vị thần tượng trưng cho đất đai, một số quan điểm cho rằng vị thần này cai quản đất đai.
Qua nhiều thế hệ lưu truyền, hiện nay ông Địa được biết đến với hình dáng bên ngoài khá là mập mạp, có chiếc bụng phệ đặc trưng. Đồng thời, những tượng hoặc tranh vẽ đều miêu tả lại ông Địa có nét mặt hiền hậu, ăn mặc khá dân dã và có phần xuề xòa.
Hình ảnh ông Địa được bắt gặp nhiều nhất là khi có đoàn múa lân, ông Địa sẽ là người cầm chiếc quạt tròn và đứng múa trước đầu con lân. Ngoài ra, bạn còn có thể bắt gặp hình ảnh ông địa trong một số gia đình vẫn còn thờ cúng hiện nay.
Thần Tài là cũng là một vị thần trong tín ngưỡng của người Việt. Theo đó, đây là vị thần được thờ cúng với ý nghĩa sẽ mang đến nhiều tài lộc và may mắn đến cho gia chủ.
Theo như hình ảnh lưu truyền đến ngày nay thì Thần Tài là một ông lão râu dài, trên tay thường cầm một khối vàng lớn hoặc cầm một chuỗi vàng, là hình ảnh quen thuộc tượng trưng cho tài lộc.
Hầu hết mỗi gia đình người Việt hiện nay vẫn có những ngày lễ để thờ cúng Thần Tài. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có bàn thờ Thần Tài. Không giống với những bàn thờ bình thường khác, bàn thờ Thần Tài thường được đặt ở góc nhà.
Dù là gia đình không có bàn thờ Thần Tài, nhưng vẫn phải có những ngày thờ cúng nhất định để cầu tài lộc, may mắn. Do đó, bạn cũng cần chú trọng đến việc chuẩn bị đồ lễ cúng ngày vía Thần Tài.
Ý nghĩa của ngày vía Thần Tài?
Theo như quan niệm hiện nay, ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Đối với một số người làm ăn kinh doanh thì thường cúng ngày vía Thần Tài vào ngày 10 âm lịch hàng tháng.
Nguồn gốc của ngày vía Thần Tài xuất phát từ một điển tích của Trung Quốc. Theo đó, một lần Thần Tài xuống trần gian và bị kẹt lại vì không nhớ ra thân phận của mình. Một thời gian sau ông nhớ lại và bay về trời vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch.
Từ đó, để tưởng nhớ ông nên người dân đã lấy mốc là ngày 10 tháng Giêng âm lịch làm ngày vía. Sau đó, cũng lấy mốc là ngày 10 tháng Giêng âm lịch để cúng Thần Tài, cầu xin được may mắn và có nhiều tài lộc.
Trải qua nhiều thế hệ và kể từ khi du nhập vào Việt Nam, ngày vía Thần Tài có thêm biến tấu. Nhưng nhìn chung thì phong tục thờ cúng ông Thần Tài và thủ tục chuẩn bị đồ lễ cúng ngày vía Thần Tài vẫn được giữ nguyên.
Đồ lễ cúng ngày vía thần Tài bao gồm những gì?
Đồ lễ cúng ngày vía Thần Tài khá đặc biệt. Bạn có thể theo dõi phần sau đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Mâm cúng mặn
Nếu gia đình bạn chọn đồ lễ cúng ngày vía Thần Tài là những món mặn thì cần phải chuẩn bị những thứ sau đây:
- Một bát chè trôi nước gồm 3 viên chè.
- Một đĩa xôi gấc hoặc xôi đậu xanh đều được.
- Một phần tam sên gồm: tôm, trứng và thịt luộc.
- Một đĩa gồm gạo và muối (không trộn lẫn).
- Một con gà luộc hoặc một đĩa gỏi gà, một bát cháo gà.
- Một bình hoa cúc vàng (hoặc hoa cúc kim cương).
- Một mâm trái cây nhỏ, tùy gia đình bạn lựa chọn.
- Giấy cúng Thần Tài, nhang, đèn và một vài vật dụng thờ cúng cần thiết khác.
Mâm cúng chay
Còn nếu gia đình bạn chọn cúng các món chay vào ngày vía Thần Tài thì cần phải chuẩn bị những thứ sau:
- Một mâm ngũ quả.
- Một đĩa xôi đậu hoặc xôi gấc hoặc cả 2 loại xôi này.
- Một bát chè trôi nước gồm 3 hoặc 5 viên chè.
- Một vài món xào chay.
- Một bình hoa cúc kim cương.
- Một đĩa gồm gạo và muối (không được trộn lẫn).
- Giấy cúng Thần Tài và một số vật phẩm thờ cúng như đèn, nhang,…
Một vài lưu ý trong khi cúng ngày vía Thần Tài
Vì bàn thờ Thần Tài thường được đặt ở góc nhà hoặc ở những nơi khá thấp như chân cầu thang nên cần phải cẩn thận. Khi bày mâm lễ cúng ngày vía Thần Tài và cả những ngày bình thường cần phải chú ý, không được để cho trẻ em hay các thú nuôi như chó, mèo quậy phá bàn thờ.
Tham khảo thêm: Không có bàn thờ Thần Tài thì cúng ở đâu để cầu tài lộc?
Ngoài ra, nếu gia đình bạn dùng chung một bàn thờ để thờ cúng ông Địa và Thần Tài thì có thể dùng chung một mâm lễ cúng, tuy nhiên các vật phẩm thờ cúng như chung nước, đèn,… cần phải tách riêng, không nên dùng chung.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Thần Tài và trọn bộ đồ lễ cúng ngày vía Thần Tài mà Bàn thờ Toàn Thắng muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ có thêm cho mình nhiều kiến thức hơn về việc cúng vía Thần Tài, cầu tài lộc và sự thịnh vượng.
Bàn thờ Toàn Thắng là một doanh nghiệp chuyên thiết kế và cung cấp các sản phẩm bàn thờ làm từ gỗ. Được đánh giá cao trên thị trường, chúng tôi có đa dạng các mẫu mã bàn thờ như: bàn thờ treo tường, bàn thờ gia tiên, bàn thờ làm từ các chất liệu gỗ khác nhau,…
BÀN THỜ TOÀN THẮNG
- Showroom: 209 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long, Quận 9, TPHCM
- Hotline: 0926.242.777
- Nhà máy: Tân Uyên, Bình Dương
- Email: noithattoanthanghcm@gmail.com