Dù không phải là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm nhưng Tết Thanh Minh vẫn là một ngày có sức hút đặc biệt trong nét đẹp văn hóa riêng của người Việt Nam. Hãy cùng Bàn thờ Toàn Thắng tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Thanh Minh trong bài viết dưới đây.
Tết Thanh Minh có bắt nguồn từ đâu?
Nhà nghiên cứu về văn hóa dân gian, ông Nguyễn Hùng Vĩ nhận xét Tết Thanh Minh được xem là một trong 24 tiết khí quan trọng. Đây là một khái niệm thời gian độc đáo trong quan niệm truyền thống của nhiều quốc gia châu Á.
Xét về nghĩa đen, từ “thanh” biểu thị sự tươi mát và từ “minh” biểu thị sự sáng sủa. Do đó, Tiết Thanh Minh được hiểu là trời quang mây tạnh, không khí trong lành, tươi mát. Trong hệ thống 24 Tiết Khí, Tiết Thanh Minh được xếp thứ 5, bắt đầu sau khoảng 45 ngày kể từ ngày Lập Xuân và 105 ngày sau ngày Đông Chí.
Thông thường, Tết Thanh Minh kéo dài khoảng 15-16 ngày. Trong năm 2024, ngày lễ này sẽ rơi vào ngày 5 tháng 4 trong lịch Dương (tương đương ngày 15 tháng 2 trong lịch Âm), sau khi tiết Xuân Phân kết thúc, và kéo dài cho đến ngày 20 tháng 4.
Ý nghĩa của Tết Thanh Minh
Theo phong tục truyền thống của Việt Nam, Tết Thanh Minh là thời điểm để mọi người tưởng nhớ về nguồn cội tổ tiên. Trong dịp này, các thành viên trong gia đình sẽ cùng tụ họp đi tảo mộ, thể hiện lòng kính trọng và tri ân đối với người thân đã khuất.
Bên cạnh đó, Tết Thanh Minh còn là cơ hội quý báu để truyền đạt những giá trị đạo đức cho thế hệ trẻ. Vào thời điểm này, những đứa trẻ được ba mẹ dẫn đi cùng để học hỏi về sự kính trọng đối với tổ tiên và cách thực hiện các nghi lễ truyền thống.
Với những người sống xa quê, dịp tết thanh minh cũng là cơ hội để họ sắp xếp về quê và thực hiện việc tảo mộ cùng gia đình. Bạn không cần phải tuân theo ngày chính thức, mà có thể chọn ngày phù hợp với lịch trình để nhiều người có thể tham gia.
Tết Thanh Minh cũng là thời điểm để thể hiện lòng nhân ái của người Việt Nam. Những người đến viếng thăm còn hỗ trợ sửa sang và làm sạch cho các ngôi mộ ít được quan tâm hoặc bị bỏ quên. Khi thắp hương cho ngôi mộ của tổ tiên, mọi người thường chung tay đốt nến hương tại các mộ lân cận, tạo nên một tinh thần đoàn kết và lòng kính trọng chung đối với những người đã qua đời.
Hoạt động của người Việt trong Tết Thanh Minh
Trong ngày Tết Thanh Minh, người Việt thường sẽ làm gì? Dưới đây là một số hoạt động phổ biến trong ngày lễ này ở Việt Nam.
Đi tảo mộ
Với người Việt Nam, Tết Thanh Minh là ngày dành để tưởng nhớ đến tổ tiên, nguồn cội của mình. Con cháu sẽ chuẩn bị các vật phẩm, lễ vật và thắp hương trước mộ của người đã khuất, sau đó sẽ thực hiện việc làm sạch và trang trí mộ phần, hy vọng rằng tổ tiên sẽ bảo vệ và mang đến sức khỏe và bình an cho gia đình.
Khi tiến hành lễ tảo mộ, gia đình sẽ sắp xếp các vật phẩm cúng, bao gồm hoa quả, tiền vàng, thường đặt chung một chỗ. Sau khi hoàn thành bài lễ khấn và vái, gia đình chờ đến khi hương tàn dần.
Lễ cúng hoàn tất, gia đình thường dọn dẹp và sửa sang khu vực xung quanh mộ. Đến khoảng 2/3 thời gian tuần hương đã trôi qua, mọi người có thể tạ lễ, thực hiện lễ hóa vàng, xin lộc và sẽ chuẩn bị ra về.
Sau khi đã tảo mộ kết thúc, các thành viên trong gia đình quay về nhà và cùng nhau sắp đặt mâm cơm dâng lên bàn thờ. Họ tập trung quây quần bên nhau, thực hiện lễ kính và chia sẻ bữa cơm sum vầy. Đây là thời điểm để tạo kết nối và gia tăng sự đoàn kết trong gia đình.
Cúng thanh minh
Trong dịp này, ngoài việc tảo mộ, phần chuẩn bị và cúng mâm cỗ cũng là một phần quan trọng không thể thiếu. Mọi thành viên trong gia đình thường tụ họp và cùng nhau đi chợ để mua các đồ cần cho mâm cúng. Các vật sắm lễ gồm có: thịt gà, rượu, giò chả, hoa, đèn, tiền vàng, trầu cau…
Tùy theo phong tục và vùng miền, mâm cúng có thể được chuẩn bị theo nhiều cách khác nhau, nhưng phần lớn vẫn bao gồm một bữa cơm đơn giản, để mời cơm của tổ tiên và chia sẻ bữa ăn sum vầy, thay vì là một bữa tiệc hoàn toàn hoặc lễ cúng linh đình trang trọng.
Tại nhà, sau khi mâm cúng được bày biện ở bàn thờ gia tiên, các thành viên sẽ tiến hành thắp hương khấn vái như các tục cúng khác. Tuy nhiên, để thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, gia chủ cần duy trì thái độ trang trọng và lòng thành trong suốt quá trình cúng.
Ngày Tết Thanh Minh cần lưu ý những gì để tránh vận hạn?
Để tránh vận hạn, khi tham gia ngày Tết Thanh Minh, mọi người cần lưu ý những điều sau:
- Khi đi đến các mộ khác, bạn tránh giẫm đạp lên mộ hoặc chạm vào đồ cúng để tránh gây ra vận xui.
- Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc người bị phong hàn, thấp khớp nên xem xét không tham gia vào việc tảo mộ, để tránh ảnh hưởng bởi khí lạnh và năng lượng xấu.
- Mặc dù Tết Thanh Minh là thời gian để gia đình quây quần và thực hiện các hoạt động cúng bái cũng như chụp ảnh kỷ niệm, nhưng không nên làm điều này tại khu vực nghĩa trang để tôn trọng và bảo vệ không gian linh thiêng này.
- Trước khi bắt đầu tu sửa và dọn dẹp mộ, hãy thắp nhang để khấn gia tiên và xin phép. Sau đó tiến hành kiểm tra và dọn sạch mộ một cách kỹ lưỡng để tránh bị chuột, rắn hoặc các loài khác xâm nhập vào bên trong.
- Hạn chế bàn luận, chỉ trích hoặc chỉ trỏ vào mộ của người khác để tránh mang lại vận xui và thể hiện sự tôn trọng đối với những người đã khuất.
Xem thêm: Các nghi thức thờ cúng tổ tiên của người Việt mà bạn cần nắm
Lời kết
Trên đây là những thông về ngày Tết Thanh Minh mà Bàn thờ Toàn Thắng muốn chia sẻ với bạn. Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm hoặc đang cần một bàn thờ để tổ chức lễ cúng trong dịp Tết Thanh Minh, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0926.242.777.