Nếu đã là một người con Việt Nam, chắc hẳn bạn đã không còn quá xa lạ với ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Đây là một ngày lễ thường niên hằng năm, được diễn ra trên khắp cả nước. Ngày lễ Vu Lan báo hiếu có ý nghĩa hết sức đặc biệt và thiêng liêng mà không phải ai cũng hiểu được. Do đó, trong bài viết dưới đây, Bàn thờ Toàn Thắng sẽ giới thiệu đến bạn về ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu.
Ngày lễ Vu Lan báo hiếu là gì?
Vu lan là một từ mượn của tiếng Hán, hiểu nôm na theo tiếng Việt là một ngày lễ báo hiếu. Đây là một ngày lễ truyền thống trong văn hóa Việt Nam, bắt nguồn từ Phật giáo.
Ngày lễ Vu Lan báo hiếu được diễn ra vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch hằng năm, trùng với ngày Tết Trung Nguyên của người Hán.
Ngày lễ này rơi vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch, theo như tín ngưỡng của người xưa, đây là ngày mở cửa địa ngục, ân xá cho những linh hồn có tội. Việc tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu vào ngày này với ý nghĩa cầu cho linh hồn cha mẹ, ông bà được xá tội, đầu thai, siêu thoát.
Việc tổ chức ngày lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo, mà còn thể hiện truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam đó là “uống nước nhớ nguồn”.
Nguồn gốc và ý nghĩa đặc trưng của ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Như đã đề cập ở trên, ngày lễ Vu Lan báo hiếu có ngoài ý nghĩa về tôn giáo, còn thể hiện được nét đẹp văn hóa người Việt.
Tuy nhiên, ngày lễ này xuất phát từ một điển tích trong Phật giáo mà không phải ai cũng biết. Do đó, hãy cùng theo dõi phần tiếp theo để biết rõ hơn về nguồn gốc của lễ Vu Lan báo hiếu này nhé.
Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan
Theo như ghi chép trong kinh Phật, có sự tích kể lại rằng Đại Đức Bồ Tát Mục Kiền Liên – là một trong mười vị đệ tử của Phật Thích Ca, vì báo đại hiếu mà đã cứu được mẹ mình khỏi kiếp bị đày thành ngạ quỷ.
Cụ thể, khi Mục Kiền Liên đắc đạo thành chính quả, ngài vì nhớ đến công sinh thành mà tìm kiếm cha mẹ. Sau khi dùng tuệ nhãn, ngài tìm thấy mẹ mình ở đang làm ngạ quỷ đói khát, chịu nhiều khổ sở.
Lúc này, vì thương mẹ nên ngài đã tự mình xuống trần gian và dâng lên cho mẹ một bát cơm đầy. Thế nhưng, tội nghiệp của mẹ ngài quá nặng nên cơm đưa tới miệng liền biến thành lửa.
Sau nhờ sự chỉ dạy của Đức Phật, ngài đã thỉnh các chư tăng cùng làm lễ cúng vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Lúc này, mẹ của ngài mới thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.
Sự tích này được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn và được người sau làm theo, đặt tên lễ cúng này là ngày lễ Vu Lan báo hiếu.
Ý nghĩa của hoa hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Theo như quan niệm của đạo Phật, hoa hồng là biểu trưng cho lòng hiếu thảo, biết ơn và tri ân đối với cha mẹ cũng như ông bà, tổ tiên của mình.
Việc cài hoa hồng trên ngực áo trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu cũng có ý nghĩa riêng cho mình. Khi cài hoa hồng, cần phân biệt màu sắc hoa để tránh sự nhầm lẫn.
Cụ thể, hoa màu đỏ hoặc hồng sẽ dành cho những người mà cha mẹ còn tại thế, màu sắc này biếu thị cho lòng hiếu thảo, tự hào và vui tươi khi cha mẹ còn sống.
Hoa màu trắng sẽ dành cho người mà cha mẹ đã khuất. Màu trắng tinh khôi thể hiện cho sự hoài niệm, nhớ nhung và biết ơn sâu sắc dành cho người đã khuất.
Ngoài ra, còn có hoa hồng vàng, màu sắc này có ý nghĩa đơn giản hơn. Nó được dành cho những chư tăng khi tham gia ngày lễ Vu Lan báo hiếu, thể hiện cho sự hoan hỉ, tiếp đón và cầu chúc điều an lành.
Lễ Vu Lan báo hiếu nên làm gì?
Trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu, nếu cha mẹ còn thì bạn hãy trân trọng điều đó vì không phải ai cũng có được may mắn này.
Hơn thế, để bày tỏ lòng thương yêu của mình đến cha mẹ, không cần gì nhiều bạn chỉ cần tặng cha mẹ một cái ôm ấm áp, một lời quan tâm sức khỏe hay tặng một món quà nhỏ.
Bởi lẽ cha mẹ không mong gì hơn ngoài việc con mình được hạnh phúc, vui vẻ. Do đó, đừng vì quá bận rộn trong công việc mà quên mất cha mẹ vẫn còn bên mình nhé.
Bên cạnh đó, những người không may mà cha mẹ đã qua đời. Vào ngày lễ Vu Lan báo hiếu, bạn có thể thể hiện lòng thành kính của mình bằng cách thắp cho cha mẹ một nén hương, dâng cho cha mẹ một mâm cơm cúng hay đến chùa làm lễ cầu phước cho cha mẹ.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách thắp hương đúng cách chuẩn phong tục người Việt.
Trên đây là toàn bộ nội dung về ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan báo hiếu mà Bàn thờ Toàn Thắng muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ có được những thông tin hữu ích hơn cho mình.
Bàn thờ Toàn Thắng là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm bàn thờ gỗ chất lượng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chúng ta có đa dạng các mặt hàng với nhiều chất liệu khác nhau.
Chúng tôi có các loại bàn thờ được làm từ một số loại gỗ hiếm, có giá trị kinh tế cao mà bạn có thể quan tâm như: bàn thờ gỗ gõ đỏ,…. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần các sản phẩm bàn thờ gỗ nhé.
BÀN THỜ TOÀN THẮNG
- Showroom: 209 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Q.9, TPHCM
- Hotline: 0926.242.777
- Nhà máy: Tân Uyên, Bình Dương
- Email: noithattoanthanghcm@gmail.com