Bàn thờ là một đồ vật thiêng liêng được truyền qua nhiều thế hệ nên thường dễ bị cũ kỹ và cần thay mới. Việc thay bàn thờ cũng cần theo một trình tự, thủ tục nhất định. Trong bài viết dưới đây, Bàn thờ Toàn Thắng sẽ giới thiệu đến bạn về thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ chuẩn nhất.
Chọn ngày thay bàn thờ mới
Như đã đề cập ở trên, việc thay bàn thờ có thể là do bàn thờ cũ đã xuống cấp, mục nát và không còn sử dụng được nữa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người ta thay bàn thờ vì muốn thay đổi chỗ ở hoặc địa điểm kinh doanh.
Chắc hẳn ai cũng biết rằng, đối với tín ngưỡng của người Việt thì những vấn đề liên quan đến thờ tự, cúng kiếng đều được đặc biệt chú trọng. Vì ngoài yếu tố tâm linh, những vấn đề này còn liên quan đến phong thủy.
Trước khi thực hiện thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ thì gia đình bạn cần xem ngày để tiến hành thực hiện. Bởi lẽ, nếu vô tình chọn vào ngày xấu hoặc ngày kỵ với mệnh thì sẽ mang đến những điều không may mắn.
Bạn có thể chọn ngày bằng cách xem tử vi, xem cung và giờ hoàng đạo hoặc nhờ thầy chọn ngày làm lễ. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh những ngày xấu như sau: ngày 5, 14 và 23 âm lịch hằng tháng.
Lễ thay bàn thờ mới cần chuẩn bị những gì?
Để cho thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ diễn ra trơn tru và đúng như mong đợi thì cần một khâu chuẩn bị kỹ lưỡng. Do đó, bạn cần lưu ý đến phần này để chắc rằng không chuẩn bị thiếu bất kỳ điều gì.
Thông thường, lễ thay bàn thờ mới cần chuẩn bị một mâm lễ cúng và các vật phẩm thờ cúng liên quan khác. Có thể gồm những thứ như sau:
- Một con gà luộc (nên chọn gà ta).
- Một đĩa xôi cúng (xôi gấc hoặc xôi đậu đều được).
- Một mâm ngũ quả nhỏ.
- Một chai rượu trắng và 3 chung rượu nhỏ.
- Một bình hoa cúng tươi (nên chọn hoa cúc vàng).
- Ba lá trầu têm và ba quả cau.
- Một chén nước sạch.
- Một đĩa gồm gạo và muối được tách riêng thành 2 phần.
- Hai bộ đồ giấy, trong đó có một bộ màu vàng và một bộ màu đỏ để cúng thổ địa.
- Hai con ngựa giấy.
- Tiền, vàng mã.
- Một số vật phẩm thờ cúng khác như: đèn cầy, nhang, bát hương,…
Thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ chuẩn nhất
Khi thay thực hiện thủ tục thay bàn thờ mới thì bạn cần có 2 công đoạn chính: thay bàn thờ mới và xử lý bàn thờ cũ. Dưới đây sẽ giải thích chi tiết hơn về các công đoạn này.
Thay bàn thờ mới
Thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ sẽ được tiến hành vào ngày mà bạn đã chọn trước đó (cần tránh những ngày đại kỵ hoặc ngày xấu trong tháng, đã đề cập ở phần trên).
Việc thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ thông thường sẽ được tiến hành theo trình tự sau đây:
- Thứ nhất, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thì gia chủ tiến hành bày mâm cúng trước bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật hay bàn thờ cần thay mới khác.
- Thứ hai, sau khi đã bày mâm cúng chỉn chu, gia chủ tiến hành thắp nhang và đọc văn khấn thay bàn thờ.
- Thứ ba, sau khi đợi nhang đã cháy quá nửa thì gia chủ sẽ tiến hành hóa vàng. Cần lưu ý rằng việc đốt các vật phẩm thờ như đồ giấy, ngựa giấy phải để cho nó cháy hết, không được cháy dang dở.
- Thứ tư, đợi đến khi nhang đã tàn, gia chủ sẽ khấn và xin mâm cúng trên bàn thờ xuống (có thể sử dụng những món ăn này làm món ăn trong ngày của gia đình).
- Thứ năm, sau khi đã dọn dẹp xong xuôi mâm cúng, gia chủ tiến hành khuôn bàn thờ cũ xuống và để bàn thờ mới lên.
- Thứ sáu, lau dọn sạch sẽ bụi bẩn trên bàn thờ mới và khu vực thờ cúng xung quanh. Sau đó mới bỏ bát hương, bài vị, ảnh thờ,… lên bàn thờ mới.
Xử lý bàn thờ cũ
Trải qua 6 bước kể trên thì có lẽ bạn đã hoàn thành thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ rồi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến việc xử lý bàn thờ cũ sao cho hợp lý nhất.
Lúc trước, nhiều người sẽ xử lý bàn thờ cũ bằng cách quăng xuống sông. Tuy nhiên, việc này có khả năng làm ô nhiễm môi trường, đồng thời khi quăng bàn thờ để bàn thờ trôi theo sông sẽ mang ý nghĩa bất kính.
Do đó, hiện nay không còn ai chọn cách bỏ bàn thờ cũ xuống sống nữa. Bạn có thể xử lý bạn thờ cũ theo 3 cách sau đây:
- Đốt bàn thờ cũ, vì theo quan niệm cho rằng trước khi sinh ra là tro bụi nên khi mất đi cũng trở về với tro bụi.
- Đốt với những loại bàn thờ làm từ chất liệu không thể đốt, bạn có thể chia nhỏ ra để chôn xuống đất.
- Ngoài ra, cách phổ biến nhất hiện nay là người ta sẽ đem bàn thờ cũ đến chùa để quyên góp. Những bàn thờ cũ này sẽ được tái chế để làm những thứ khác có ích hơn.
Văn khấn lễ thay bàn thờ mới
Sau đây là nội dung văn khấn để đọc vào ngày làm lễ thay bàn thờ mới:
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu ……………………
Con xin dập đầu kính bái.
Tham khảo thêm: Tư vấn cách chọn màu bàn thờ hợp phong thủy.
Bàn thờ Toàn Thắng – địa chỉ cung cấp bàn thờ chất lượng TPHCM
Bàn thờ Toàn Thắng là một đơn vị chuyên thiết kế và thi công nội thất phòng thờ của các gia đình. Chúng tôi có cung cấp nhiều sản phẩm bàn thờ làm từ gỗ tự nhiên chất lượng.
Với kinh nghiệm phong phú từ 15 năm hoạt động trong nghề, chúng tôi không ngừng phát triển để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Trên đây là toàn bộ nội dung về thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ mà Bàn thờ Toàn Thắng gửi tới bạn. Hy vọng sau những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết trên, sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về thủ tục thay bàn thờ.
BÀN THỜ TOÀN THẮNG
- Showroom: 249 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long, Quận 9, TPHCM
- Hotline: 0926.242.777
- Nhà máy: Tân Uyên, Bình Dương
- Email: noithattoanthanghcm@gmail.com
- 99+ Mẫu Tủ thờ hiện đại, được ưa chuộng nhất hiện nay
- Cách chọn bàn thờ chất lượng, thu hút tài lộc, chuẩn phong thủy
- Phòng thờ có cần cửa không? Cách bố trí không phạm lỗi phong thủy
- Cách bày trí bàn thờ tổ tiên công giáo chuẩn mực năm 2024
- Gỗ trầm hương: Từ vật liệu đẹp cho đến sức mạnh của từng tấm gỗ