Thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới chuẩn văn hóa Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)

Trong văn hóa của người Việt có khá nhiều niềm tin vào phong thủy và tín ngưỡng. Do đó,có rất nhiều lễ cúng dựa trên quan niệm tâm linh của người Việt, trong đó có thể kể đến như lễ nhập trạch nhà mới. Trong bài viết dưới đây, Bàn thờ Toàn Thắng sẽ giới thiệu đến bạn thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới chuẩn văn hóa Việt Nam. 

Thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới chuẩn văn hóa Việt Nam
Thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới chuẩn văn hóa Việt Nam

Lễ nhập trạch là gì?

Nhập trạch là một từ Hán – Việt, theo đó dịch một cách sát nghĩa thì “nhập” nghĩa là đi vào, dọn vào còn “trạch” nghĩa là nhà. Do đó, có thể hiểu nôm na từ “nhập trạch” nghĩa là dọn vào nhà. 

Còn lễ nhập trạch là một loại lễ khá đặc biệt, nó không phải là một ngày lễ cố định như ngày Tết mà nó tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình. Theo đó, lễ nhập trạch ở Việt Nam sẽ được tổ chức khi mua nhà (hoặc xây nhà mới) và tiến hành chuyển vào nhà mới để sinh sống.

Theo như tín ngưỡng dân gian lưu truyền nhiều đời cho rằng: “an cư lạc nghiệp”. Nghĩa là muốn thành công trước tiên phải có nơi ở ổn định. Do đó, các vấn đề liên quan đến đất đai, nhà cửa thường được đặc biệt chú trọng. 

Tổng quan về lễ nhập trạch 
Tổng quan về lễ nhập trạch 

Bởi tính chất đặc biệt của mình, ngày lễ nhập trạch sẽ thường được tổ chức khá đầy đủ các bước. Do đó, bạn cần nắm rõ các thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới để không được phạm phải những điều đại kỵ. 

Trước khi làm lễ nhập trạch cần lưu ý những gì? 

Trước khi làm thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới, gia chủ cần chú ý một vài điều sau:

  • Không nên để người đang mang thai hoặc người tuổi Dần xông nhà vì quan niệm rằng như vậy sẽ mang về những điều không tốt, thậm chí là những tai họa cho gia đình. 
  • Nên chuẩn bị trước một chiếc thảm hoặc một tấm chiếu đã qua sử dụng để mang vào nhà mới.
  • Gia chủ sẽ là người đầu tiên vào nhà và mang theo một bao gạo, đi theo gia chủ thì có thể là các thành viên trong gia đình. Đồng thời mỗi người sẽ mang theo tiền, trái cây để cúng và một số vật có thể thu hút tài lộc khác. 
  • Khi vào nhà mới, việc đầu tiên mà gia chủ cần làm là xuống bếp và bật bếp ga (đốt bếp củi lên) với ý nghĩa lan tỏa hơi ấm cho cả căn nhà. 
  • Chọn khung giờ lành trong ngày hoặc đúng giờ hoàng đạo mới tiến hành làm lễ cúng nhập trạch. Cúng vào giờ xấu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài vận sau này. 
  • Chọn hướng phù hợp với mệnh hoặc với tuổi của gia chủ để đặt mâm cúng. 

Nên chuẩn bị gì cho lễ nhập trạch nhà mới?

Như đã đề cập ở trên, lễ nhập trạch là một ngày khá quan trọng đối với tín ngưỡng người Việt, nó không chỉ nằm ở vấn đề phong thủy mà còn liên quan đến niềm tin. 

Nên chuẩn bị gì cho lễ nhập trạch nhà mới?
Nên chuẩn bị gì cho trước khi làm thủ tục lễ nhập trạch nhà mới?

Do đó, để thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới diễn ra suôn sẻ nhất thì trước đó cần xem ngày và chọn ngày tốt trong tháng để tiến hành làm lễ. Sau đó, cần dự tính trước những món dùng để bày mâm cúng khi tiến hành làm lễ nhập trạch. 

Mâm cúng lễ nhập trạch có thể bao gồm các món sau:

  • Có thể lựa chọn bộ tam sên (bao gồm thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc) hoặc một con gà luộc làm món mặn. Đối với gia đình nào chọn cúng chay thì có thể bỏ qua các món kể trên. 
  • Xôi (có thể là xôi đậu hoặc xôi gấc), chè trôi nước. 
  • Một mâm ngũ quả hay thường dùng để cúng. 
  • Một bình hoa cúng (thường dùng hoa cúc). 
  • Ba chung rượu hoặc 3 ly nước và 3 điếu thuốc lá. 

Một số thủ tục khi làm lễ nhập trạch nhà mới

Thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới thường trải qua các bước sau đây:

  • Thứ nhất, gia chủ cần đốt một lò than để trước cửa nhà và cần bước qua lò than này trước khi vào nhà. 
  • Thứ hai, chuẩn bị bày trí sẵn mâm cúng lễ nhập trạch. 
  • Thứ ba, gia chủ sẽ bước qua lò than để vào nhà, lúc này gia chủ sẽ cầm theo bài vị hoặc bàn thờ gia tiên để cùng vào nhà mới. Tiếp sau đó là các thành viên khác cũng bước qua lò than để vào nhà. 
  • Thứ tư, sau khi vào nhà, gia chủ cần bật tất cả đèn lên và mở các cánh cửa ra, đồng thời xếp lại bàn thờ vào đúng vị trí thờ cúng. 
  • Thứ năm, gia chủ tiến hành thắp nhang và đọc văn khấn. Đợi đến khi nhang tàn quá nửa thì sẽ tiến hành hóa vàng và lấy rượu tưới lên tro vừa hóa vàng. Lúc này lễ nhập trạch đã kết thúc, gia chủ và mọi người sẽ mang các vật phẩm khác vào nhà. 
Một số thủ tục khi làm lễ nhập trạch nhà mới
Một số thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới

Văn khấn lễ nhập trạch nhà mới

Văn khấn lễ nhập trạch nhà mới sẽ bao gồm 2 phần, phần đầu là khấn thần linh và phần sau là khấn gia tiên. Việc đọc văn khấn như một hình thức xin phép các đấng bề trên phù hộ cho gia đình được bình an, mạnh khỏe. Khi đọc văn khấn, gia chủ cần đọc rõ chữ, thể hiện sự thành tâm. 

Bài văn khấn sẽ có nội dung sau đây: 

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là…………họ tên), năm sinh………

Ngụ tại (đọc địa chỉ)…………..

Hôm nay là ngày… tháng…. năm…., tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh

Thông minh chính trực

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hóa

Thể đức hiếu sinh

Phù độ dân lành

Bảo vệ sinh linh

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được đến nhập vào nhà mới tại ………(địa chỉ) và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. 

Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về nơi ở mới này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị Minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tấn tới, tài lộc dồi dào, vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Tham khảo thêm: Văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà – thủ tục chuẩn bị cần những gì?

Khi làm lễ nhập trạch cần sự thành tâm 
Khi làm lễ nhập trạch cần sự thành tâm 

Trên đây là toàn bộ nội dung về thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới chuẩn văn hóa Việt Nam mà Bàn thờ Toàn Thắng đã đề cập cho bạn. Mong rằng sau bài viết này, bạn sẽ có cho mình nhiều kiến thức bổ ích hơn về việc cúng nhập trạch cho nhà mới. 

Trên cương vị là một doanh nghiệp với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gỗ, Bàn thờ Toàn Thắng được đánh giá khá cao trong mắt các khách hàng và đối tác. 

Với sự đa dạng về mẫu mã, ngành hàng và sự chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ, chúng tôi là một trong những lựa chọn hàng đầu mà bạn cần. 

BÀN THỜ TOÀN THẮNG

  • Showroom: Số 249 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long, Quận 9,  TPHCM
  • Hotline: 0926.242.777
  • Nhà máy: Tân Uyên, Bình Dương
  • Email: noithattoanthanghcm@gmail.com

Văn Phong

8de25135931a7798fb027648ffa3244f?s=90&d=mm&r=gTôi là CEO và Founder của Bàn thờ Toàn Thắng. Chuyên về thiết kế và thi công nội thất phòng thờ. Với sự hỗ trợ của đội ngủ Thợ, Tư vấn viên đầy kiến thức về phong thủy. Nay Chúng tôi đã gặt hái nhiều thành công. Hy vọng vẫn nhận được sự ủng hộ từ Quý khách hàng trong thời gian tới.
Linkedin | Pinterest | Facebook | Twitter

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *