Lễ nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị những gì?

Hãy bình chọn

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là quan điểm tâm linh ngàn đời của người Việt. Chính vậy, các nghi thức lễ bái tại gia luôn được hoàn thiện chỉn chu nhất. Trong số các nghi lễ thờ cúng tại gia, lễ nhập trạch nhà mới được xem là vô cùng quan trọng. Cùng Bàn thờ Toàn Thắng tìm hiểu thêm về lễ cúng nhập trạch có ý nghĩa gì và cần thực hiện như thế nào nhé!

Thủ tục lễ nhập trạch nhà mới
Thủ tục lễ nhập trạch nhà mới

Ý nghĩa của lễ nhập trạch nhà mới trong văn hóa người Việt

Nhập trạch là từ có nguồn gốc từ Hán Việt. Trong đó, “nhập” có nghĩa là “vào” và “trạch” có nghĩa là “nhà”. Như vậy, lễ nhập trạch nhà mới có thể hiểu đơn giản là lễ cúng để dọn về nhà mới.

Theo tín ngưỡng dân gian, “đất có thổ công” nên lễ nhập trạch rất quan trọng. Ý nghĩa của lễ cúng là để báo cáo với các vị thần thổ địa và gia tiên về việc gia đình vào ở và phụng sự hương khói. Nghi lễ nhập trạch cũng là để gia chủ xin các thần linh, thần thổ công cai quản ở mảnh đất chứng giám và phù hộ bình an, tài lộc cho gia đình.

Lễ nhập trạch được tổ chức khi nào?

Thời điểm tổ chức lễ nhập trạch là thắc mắc chung của rất nhiều người. Lễ này sẽ được tổ chức khi gia đình bạn chuyển về nhà mới. Nhà mới ở đây có thể là nhà mới xây xong trên nền đất nhà cũ hoặc chỗ ở mới hoàn toàn.

Tuy nhiên, gia chủ không thể tùy tiện chọn ngày bất kỳ để làm lễ. Việc xem ngày, xem giờ làm lễ nhập trạch nhà mới là rất quan trọng. Điều này sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe, hạnh phúc, sự nghiệp và tiền tài của các thành viên sống trong nhà.

Xem ngày về nhà mới cần tránh ngày kỵ với hướng nhà
Xem ngày về nhà mới cần tránh ngày kỵ với hướng nhà

Theo phong thủy, chọn thời điểm làm lễ nhập trạch tốt sẽ dựa vào 3 yếu tố là: tuổi của gia chủ, hướng nhà và giờ hoàng đạo.

  • Tuổi của gia chủ: Là tuổi của người chồng, người trụ cột trong gia đình.
  • Hướng nhà: Cần tránh ngày, giờ xung khắc với hướng nhà.
  • Giờ hoàng đạo: Là khung giờ tốt đẹp để làm việc lớn.

Ngày tốt, giờ tốt để làm lễ nhập trạch bắt buộc phải hội tụ đủ 3 yếu tố là hợp với tuổi mệnh của gia chủ; không xung khắc với hướng nhà; vào giờ hoàng đạo.

Tham khảo thêm: [Review] về làng nghề đồ gỗ Hố Nai

Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch về nhà mới như thế nào?

Tùy theo mỗi gia đình, mâm cúng nhập trạch có thể lớn, hoành tráng hoặc đơn giản nhỏ gọn. Tuy nhiên, mâm cúng trong lễ nhập trạch nhà mới cơ bản sẽ phải có ba phần là ngũ quả, hương hoa và mâm cơm.

Mâm cúng lễ nhập trạch phải có đủ ngũ quả, cỗ, hương hoa
Mâm cúng lễ nhập trạch phải có đủ ngũ quả, cỗ, hương hoa
  • Ngũ quả: Gia chủ cần lựa chọn 5 loại trái cây khác nhau. Số lượng mỗi loại bao nhiêu không quan trọng, gia chủ chỉ cần chọn trái cây tươi và bày biện đẹp mắt.
  • Hương hoa: Gồm hoa tươi, đèn dầu (hoặc nến), trầu cau, 3 hũ gạo – muối – nước, nhang, vàng mã.
  • Mâm cơm: Gia chủ có thể làm cỗ chay hoặc mặn đều được. Trong trường hợp cỗ mặn, gia chủ nên chuẩn bị thêm bộ tam sên có 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 trứng. Tất cả đều đã được luộc chín. Dù là mâm cơm chay hay mặn, gia chủ sẽ phải chuẩn bị thêm 3 chén trà, 3 chén rượu và 3 điếu thuốc.

Thủ tục cúng nhập trạch về nhà mới

Để giúp cúng lễ nhập trạch nhà mới đúng và đầy đủ, gia chủ có thể thực hiện các bước thủ tục như dưới đây:

Trước khi vào vào, chủ nhà đốt một lò than đặt ngay trước cửa ra vào. Chủ nhà (người nam trụ cột gia đình) bước qua lò than đỏ lửa đầu tiên. Chú ý, gia chủ bước chân trái trước và ôm theo bát hương trên tay. 

Tiếp theo, các thành viên khác trong gia đình lần lượt bước qua lò than. Tất cả thành viên cũng bước chân trái trước và tay cầm theo đồ vật của gia đình. Những món đồ này có thể là đồ thờ cúng, đồ bếp, đồ trang trí phong thủy…

Chủ nhà bước qua lò than đỏ lửa trước khi làm lễ nhập trạch
Chủ nhà bước qua lò than đỏ lửa trước khi làm lễ nhập trạch

Sau khi tất cả thành viên đã vào nhà, bạn sẽ đi mở tất cả các cửa trong nhà. Việc này là để đánh thức ngôi nhà và khai thông khí. Các thành viên cùng nhau sắp xếp bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần tài và mâm cúng lễ nhập trạch nhà mới.

Gia chủ lên hương đốt đèn dầu, nến trên bàn thờ, mâm cúng và đọc văn khấn báo cáo thần linh và gia tiên để xin về nhà mới. Các thành viên khác đứng sau gia chủ cùng chắp tay làm lễ.

Đọc hết văn khấn, gia chủ lên lửa tại bếp để nấu nước pha trà. Việc này mang ý nghĩa khai hỏa và tạo sức sống cho nhà mới. Sau khi hương tàn, gia chủ hóa tiền vàng để dâng lên thần linh và gia tiên.

Hoàn thành việc khấn lễ nhập trạch nhà mới, mọi người mới bắt đầu sắp xếp đồ đạc vào nhà.

Tham khảo thêm: Thay bàn thờ mới vào ngày nào? Cần chuẩn bị những gì?

Những điều cần lưu ý khi thực hiện cúng nhập trạch

Để lễ nhập trạch nhà mới đúng và tốt cho phong thủy, gia chủ và các thành viên khác cần chú ý một số điều sau:

Không nên đi tay không vào nhà

Khi vào nhà mới, bất kỳ ai trong gia đình đều phải cầm theo vật dụng để bước vào nhà. Những món đồ cần được đem vào nhà mới trước khi làm lễ bao gồm:

  • Đồ vật dụng trong bếp: Gia chủ nên sắp xếp căn bếp trước khi làm lễ. Vì khai lửa ở bếp là một phần nghi lễ quan trọng khi cúng nhập trạch.
  • Đồ vật thờ cúng: Bát hương là thứ quan trọng nhất phải mang vào nhà mới đầu tiên. Không có bát hương, gia chủ sẽ không thể bắt đầu bất kỳ nghi lễ nào.
  • Thùng gạo.
  • Một vài đồ vật trong sinh hoạt: chổi, bàn, ghế…

Những việc cần tránh khi làm lễ nhập trạch nhà mới

Để tránh làm sai mạo phạm đến thần linh, thổ địa ở nhà mới, gia chủ cần tránh những việc sau khi trong lễ nhập trạch:

Những kiêng kỵ khi nhập trạch nhà mới
Những điều cần kiêng kỵ khi làm lễ nhập trạch nhà mới
  • Sau khấn lễ, gia chủ không chuyển đồ đạc về nhà mới vào ban đêm.
  • Theo một số quan niệm, bạn không nên để phụ nữ mang thai và người cầm tinh con hổ dọn dẹp nhà mới.
  • Sau lễ cúng nhập trạch, gia chủ không được để nhà trống không người, phải ngủ lại nhà..
  • Tránh làm đổ vỡ đồ đạc, cãi vã trong khi làm lễ.
  • Không mời khách vào nhà ngày nhập trạch.

Trên đây, Bàn thờ Toàn Thắng đã chia sẻ về lễ nhập trạch nhà mới. Một buổi lễ nhập trạch suôn sẻ sẽ giúp gia đình cầu sức khỏe, bình an và tài lộc. Chính vì vậy, gia chủ hãy chuẩn bị đầy đủ mâm cúng lễ và tránh những điều kiêng kị không tốt trong lễ dọn nhà nhập trạch nhé!

BÀN THỜ TOÀN THẮNG

  • Showroom: Số 249 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Quận 9, TPHCM
  • Hotline: 0926.242.777
  • Nhà máy: Tân Uyên, Bình Dương
  • Email: noithattoanthanghcm@gmail.com

Tác giả Văn Phong

8de25135931a7798fb027648ffa3244f?s=90&d=mm&r=g"Tôi là CEO và Founder của Bàn thờ Toàn Thắng. Chuyên về thiết kế và thi công nội thất phòng thờ. Với sự hỗ trợ của đội ngủ Thợ, Tư vấn viên đầy kiến thức về phong thủy. Nay Chúng tôi đã gặt hái nhiều thành công. Hy vọng vẫn nhận được sự ủng hộ từ Quý khách hàng trong thời gian tới."
Linkedin | PinterestFacebookTwitter

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *