Nền văn hóa Việt Nam có rất nhiều phong tục đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ, nổi bật nhất là phong tục thờ cúng. Tuy nhiên, cũng bởi vì được truyền qua nhiều đời nên phát sinh nhiều dị bản. Chẳng hạn như mọi người hay thắc mắc là nên cúng ông Táo ở bếp hay trên bàn thờ? Sau đây, Bàn thờ Toàn Thắng sẽ giúp bạn làm rõ hơn về vấn đề này.
Cúng ông Táo ở bếp hay trên bàn thờ?
Đối với vấn đề nên cúng ông Táo ở bếp hay trên bàn thờ thì có khá nhiều các quan điểm khác nhau. Việc này chỉ mang tính tương đối nên việc quyết định cúng ông Táo ở đâu là tùy vào niềm tin và tín ngưỡng của từng gia đình.
Tuy nhiên, theo số đông thì nên thờ cúng ông Táo ở trong bếp. Bởi vì theo những truyền thuyết thì ông Táo là người cai quản, chăm lo việc bếp núc. Cho nên việc thờ cúng ông Táo trong bếp là hợp lý nhất.
Khi cúng ông Táo trong bếp nên có một bàn thờ nhỏ dành riêng cho việc cúng kiếng. Đồng thời, bàn thờ ông Táo phải đặt bên trên hoặc ngang hàng với bàn bếp, không được đặt thấp hơn bàn bếp.
Cúng ông Táo cần sắm sửa những gì?
Trước khi tiến hành cúng ông Táo, bạn nên chuẩn bị những đồ cúng, lễ vật sau đây:
- 3 chiếc mũ, trong đó có 2 mũ đàn ông có thiết kế cánh chuồn và 1 mũ đàn bà không có cánh chuồn.
- 3 bộ áo quan và 3 đôi hia giấy.
- Cá chép: Đây là lễ vật rất quan trọng trong việc cúng ông Táo. Bởi theo tín ngưỡng nhân gian thì cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi khi bay về trời. Ở miền Bắc, người ta thường chọn cá chép còn sống với ngụ ý mong muốn “cá chép hóa rồng”. Còn ở miền Nam người ta thường dùng cá chép giấy vì đơn giản và tiện lợi hơn.
- Những lễ vật cúng thông dụng khác như: nhang, đèn cầy, bát hương, giấy tiền vàng mã, bông cúng tươi, trái cây cúng,…
- Bên cạnh đó còn cần chuẩn bị mâm cơm cúng ông Táo gồm những món ăn truyền thống của người Việt Nam như: gà luộc, xôi, rau xào, giò chả,…
Bài cúng đưa ông Táo về trời
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là:……………
Ngụ tại:……………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật! (3 lần)
Cúng ông Táo trước 23 tháng Chạp có được không?
Theo quan niệm từ xa xưa, thì ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo về trời để bẩm tấu với Ngọc Hoàng những việc của năm cũ. Ngọc Hoàng sẽ dựa vào những lời bẩm tấu của ông Táo để quyết định khen thưởng hoặc trách phạt gia chủ.
Từ đó có thể thấy, ông Táo có vai trò rất quan trọng trong “vận mệnh” theo tín ngưỡng của người Việt. Do đó, việc cúng và tiễn đưa ông Táo về trời cần phải làm đúng như phong tục và thật thận trọng.
Tuy nhiên, hiện nay do nhiều những yếu tố khác nhau như: bận công việc, lịch trình hay bận học,… mà gia chủ không thể cúng ông Táo đúng vào ngày 23 tháng Chạp mà phải cúng sớm hơn.
Điều này là hoàn toàn có thể, bởi lẽ ông Táo cần về trời để vào chầu Ngọc Hoàng đúng giờ và Ngọc Hoàng chỉ nghe tấu một lần duy nhất. Tuy nhiên chỉ nên cúng trước ngày 23 tháng Chạp từ 1-2 ngày mà không nên cúng trước quá xa.
Nhưng lưu ý khi cúng ông Táo về trời
Cúng ông Táo cũng thuộc phong tục thờ cúng nói chung của người Việt Nam và phong tục này có khá nhiều những lễ nghi và cấm kỵ. Cho nên bạn cần lưu ý khi cúng ông Táo về trời như sau:
Nên tiến hành làm lễ cúng ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp
Theo như quan niệm của người Việt thì vào lúc chính Ngọ – tức là 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp thì tất cả các vị Táo Quân sẽ cùng nhau tụ họp và bay về trời. Cho nên cần phải làm lễ cúng trước khung giờ này để ông Táo của gia đình có thể kịp thời cùng với các Táo khác bay về trời.
Gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng từ tối hôm 22 và tiến hành làm lễ cúng ông Táo vào sáng ngày 23 tháng Chạp.
Không xin tài lộc khi làm lễ
Khá nhiều người vẫn hay lầm tưởng rằng ông Táo về trời sẽ xin Ngọc Hoàng ban phước hay tiền tài, danh vọng cho gia chủ. Tuy nhiên, thực tế thì ông Táo chỉ thực hiện công việc bẩm tấu chuyện năm cũ với Ngọc Hoàng mà thôi.
Do đó, việc xin tài lộc khi làm lễ là điều không nên. Gia chủ chỉ nên xin ông Táo bẩm báo những điều tốt lành với Ngọc Hoàng mà thôi.
Thả cá chép từ trên cao xuống là điều không nên
Một số người khi phóng sinh cá chép vì muốn cá bơi ra xa bờ nên thường thả từ trên cao xuống hoặc ném cá. Tuy nhiên, không nên làm như vậy vì việc này có thể làm cá dễ chết.
Tham khảo thêm: Bàn thờ Ông Táo và những điều cần biết
Đồng thời, về mặt tâm linh, hành động này có thể bị xem là không kính trọng bề trên và sẽ bị tổn hại phước lành của bản thân cũng như gia đình.
Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề nên cúng ông Táo ở bếp hay trên bàn thờ mà Bàn thờ Toàn Thắng muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có được thông tin hữu ích hơn cho tín ngưỡng thờ cúng của mình.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc có nhu cầu mua các sản phẩm bàn thờ ông Táo thì hãy liên hệ ngay với Bàn thờ Toàn Thắng để được hỗ trợ tốt nhất nhé.