Nét truyền thống văn hóa lâu đời nhưng vẫn còn được lưu truyền và phát triển đến ngày nay là ngày Tết âm lịch của người Việt. Trong đó, ngày rằm tháng Giêng âm lịch thường được các gia đình làm một mâm lễ cúng. Sau đây, Bàn thờ Toàn Thắng sẽ giới thiệu đến bạn về việc chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng như thế nào cho tươm tất.
Nguồn gốc ngày Rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng hay còn được biết đến là ngày Tết nguyên tiêu, thường là ngày 15 tháng 1 âm lịch. Có nhiều nguồn thông tin cho rằng ngày Tết nguyên tiêu có nguồn gốc từ thời Tây Hán, Trung Quốc.
Theo một số sử sách có ghi chép lại rằng vào thời vua Hán Vũ Đế, có một viên quan tên là Đông Phương Sóc. Vì cảm động trước tấm lòng nhớ nhung gia đình của cung nữ mỗi dịp Tết nên đã bày kế giúp đỡ.
Theo đó, ông tung tin là thành đô – Trường An bị lửa thiêu rụi, vua và hoàng tộc đã phải rời khỏi cung cấm để lánh nạn. Còn trong cung sẽ treo đèn lồng sáng rực tạo cảnh lửa cháy để qua mắt Hỏa thần.
Sau khi tâu kế này lên, vua Hán Vũ Đế đã đồng ý. Kể từ đó ngày rằm tháng Giêng hằng năm mỗi nhà đều treo đèn lồng.
Phong tục này đã được lưu truyền rộng rãi qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, khi về Việt Nam đã có nhiều sự biến tấu, trong đó có thể kể đến việc cúng và chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng.
Rằm tháng Giêng nên cúng vào ngày 14 hay ngày 15?
Theo nhiều quan niệm, việc cúng rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15 đều được, điều đó không ảnh hưởng nhiều cũng không phải điều kỵ. Bởi vì có nhiều gia đình vì tính chất công việc bận rộn, không thể cúng vào lúc chính ngọ của ngày 15 thì có thể chuẩn bị và cúng vào ngày 14 cũng được.
Tuy nhiên, vẫn nên cúng vào ngày 15 vì đây là ngày rằm chính. Mặc dù chọn ngày 14 hay 15 để cúng đều được, nhưng gia chủ cũng cần chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng đầy đủ và tươm tất, chuẩn phong tục người Việt.
Mâm cúng rằm tháng giêng
Với ý nghĩa là tháng khởi đầu của một năm mới, do đó những hoạt động trong tháng Giêng đặc biệt cần sự cẩn trọng. Việc chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng cũng được chú trọng không kém.
Tùy vào niềm tin, hoàn cảnh, điều kiện của mỗi gia đình để lựa chọn cúng chay hoặc cúng mặn. Cũng có một số gia đình chuẩn bị cả 2 mâm cúng kể trên.
Mâm cỗ gồm các món chay cúng rằm tháng giêng
Hiện nay, đa số người Việt đều dâng mâm cỗ chay để cúng Phật vào ngày rằm tháng Giêng. Vì theo quan niệm của đạo Phật ăn chay để không phạm phải nghiệp sát sanh, đồng thời là để tìm kiếm sự thanh thản trong tâm hồn.
Khi chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng chỉ toàn các món chay, gia chủ cũng cần chú ý về màu sắc của các món ăn đó.
Thường thì mâm cúng sẽ có 5 màu sắc tượng trưng cho 5 màu trong ngũ hành. Theo đó, màu đỏ là hỏa, màu trắng là kim, màu xanh là mộc, màu vàng là kim, màu đen là thủy.
Các món chay có những màu sắc kể trên mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Màu đỏ của xôi gấc hoặc dưa hấu.
- Màu trắng của xôi trắng hoặc cơm trắng.
- Màu xanh của rau.
- Màu vàng của chè.
- Màu đen của đậu đen,…
Bên cạnh đó, khi chuẩn bị mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng, cần bao gồm những món sau:
- Xôi (có thể là xôi gấc hoặc xôi đậu xanh), cơm trắng, chè trôi nước.
- Các món xào chay, canh chay từ các loại rau củ hoặc nấm.
- Một loại hoa quả thường thấy trong ngày Tết như dưa hấu.
- Nhang, đèn và một vài vật phẩm thờ cúng cần thiết khác.
Mâm cỗ gồm các món mặn cúng rằm tháng giêng
Đối với mâm cỗ mặn thì thường được dùng thờ cúng cho ông bà, tổ tiên. Theo quan niệm dân gian, Tết là ngày gia đình sum họp, do đó ngày Tết cũng thường thắp nhang cúng bái mời ông bà về đoàn tụ cùng con cháu.
Một mâm cúng rằm tháng Giêng với các món mặn thường gồm:
- Một con gà luộc, thường chọn gà trống có màu đẹp, là gà chưa đạp mái hoặc đã bị thiến vì những con gà này thường to khỏe.
- Một bát miến nấu với nước luộc gà hoặc một bát canh nấu măng.
- Ba chén cơm trắng cùng 3 bộ muỗng đũa.
- Một dĩa giò chả hoặc nem.
- Một dĩa xôi gấc hoặc xôi đậu.
- Một cái bánh chưng.
- 3 lon bia hoặc 3 chung rượu.
- Một số vật phẩm dùng để thờ cúng khác như nhang, bát cắm nhang, đèn,…
Những lưu ý trong việc cúng rằm tháng Giêng
Khi dâng mâm cúng rằm tháng Giêng, trong trường hợp cúng cả mâm chay lẫn mặn, gia chủ cần chú ý không được cúng chung chay, mặn mà phải tách riêng 2 mâm.
Trong trường hợp gia đình bạn có cả bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên thì phải sắp xếp sao cho mâm cúng Phật đặt ở vị trí phía trước hoặc cao hơn mâm cúng gia tiên.
Tham khảo thêm: Lễ nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị những gì?
Trên đây là toàn bộ nội dung về việc chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng như thế nào cho tươm tất mà Bàn thờ Toàn Thắng muốn giới thiệu cho bạn. Với những thông tin mà chúng tôi đã đề cập ở trên, hy vọng bạn sẽ chuẩn bị được cho gia đình mình một mâm cúng rằm tháng Giêng đúng chuẩn.
Bàn thờ Toàn Thắng là đơn vị cung cấp các sản phẩm gỗ chuyên nghiệp và chất lượng đi đầu trên thị trường. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi luôn hướng tới phát triển và hoàn thiện hơn về chất lượng sản phẩm và chế độ phục vụ khách hàng.
BÀN THỜ TOÀN THẮNG
- Showroom: Số 249 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long, Quận 9, TPHCM
- Hotline: 0926.242.777
- Nhà máy: Tân Uyên, Bình Dương
- Email: noithattoanthanghcm@gmail.com