Chuẩn bị lễ cúng gia tiên ngày 23 tháng chạp

Hãy bình chọn

Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một phong tục mang đậm nét văn hóa của người Việt. Mỗi gia đình ở Việt Nam đều sẽ có cách thờ cúng riêng. Tuy nhiên, điểm chung là sẽ có những ngày thờ cúng cố định trong năm, chẳng hạn như ngày 23 tháng chạp. Bài viết này Bàn thờ Toàn Thắng sẽ giới thiệu tới bạn về cách chuẩn bị lễ cúng gia tiên ngày 23 tháng chạp

Lễ cúng gia tiên vào ngày 23 tháng chạp 
Lễ cúng gia tiên vào ngày 23 tháng chạp 

Ý nghĩa cúng gia tiên ngày 23 tháng chạp

Tháng chạp là một cách gọi khác của tháng 12 âm lịch. Theo cách tính lịch âm, trừ những năm nhuận có 13 tháng thì tháng chạp sẽ là tháng cuối cùng của năm, trước khi đến ngày Tết âm lịch. 

Theo tín ngưỡng của người Việt hiện nay thì ngày 23 tháng chạp hàng năm sẽ là ngày đưa ông Táo về trời. Bên cạnh đó, ngày 23 tháng chạp cũng được xem là một cột mốc đánh dấu kết thúc năm cũ và chuẩn bị cho năm mới. 

Ngoài việc cúng đưa ông Táo về trời, nhiều người Việt còn chuẩn bị mâm lễ cúng gia tiên ngày 23 tháng chạp. Theo đó, khi thực hiện lễ cúng gia chủ sẽ đọc văn khấn đưa tiễn ông Táo về trời, báo cáo sự tình 1 năm vừa qua cho Ngọc Hoàng. 

Cúng ngày 23 tháng chạp với ý nghĩa đưa ông Táo về trời 
Cúng ngày 23 tháng chạp với ý nghĩa đưa ông Táo về trời 

Đây là một ngày khá quan trọng trong năm, do đó hầu hết người Việt Nam đều tổ chức lễ cúng kiếng vào ngày này. Đồng thời, các thành viên trong gia đình cũng sẽ cố gắng sắp xếp thời gian để trở về nhà đoàn viên, sum họp.  

Chuẩn bị lễ cúng gia tiên ngày 23 tháng chạp

Để cho việc cúng gia tiên ngày 23 tháng chạp diễn ra suôn sẻ và thuận lợi nhất thì trước đó cần có khâu chuẩn bị. Sau đây, Bàn thờ Toàn Thắng sẽ giới thiệu cho bạn về việc chuẩn bị các lễ vật cúng và mâm cỗ cúng ngày 23 tháng chạp. 

Lễ vật cúng

Vì ngày 23 tháng chạp cũng là ngày cúng ông Táo, cho nên khi chuẩn bị lễ vật cúng cần chuẩn bị những thứ liên quan đến ông Táo. Lễ vật cúng thường bao gồm những thứ sau:

  • Mũ ông Công, ông Táo: chuẩn bị ba cái trong đó có một mũ đàn bà và hai mũ đàn ông. Mũ dành cho ông Táo thường sẽ được thiết kế có cánh chuồn hai bên, còn mũ của Táo bà thì sẽ không có. 
  • Cá chép: theo quan niệm dân gian thì khi về trời, ông Táo sẽ cưỡi cá chép. Do đó, khi thực hiện lễ tiễn ông Táo, người Việt Nam thường chuẩn bị thêm vài con cá chép còn sống để đặt bên mâm cỗ; cũng có nhiều gia đình dùng cá chép giấy để tiện lợi hơn. 
  • Một bộ quần áo giấy, một đôi hia giấy. 
  • Tiền, vàng mã chuyên dụng dùng để cúng ông Táo (bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các tiệm tạp hóa). 
  • Ngoài ra, nếu gia đình bạn có trẻ con đang lớn thì nên cúng thêm 1 con gà cồ mới lớn hoặc mới tập gáy. Điều này ngụ ý như muốn nhờ ông Táo bẩm báo với Ngọc Hoàng, xin cho đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh, bình an. 
Lễ vật cúng gia tiên ngày 23 tháng chạp 
Lễ vật cúng gia tiên ngày 23 tháng chạp 

Mâm cỗ cúng

Tùy vào cách thờ cúng của mỗi gia đình mà mâm cỗ cúng sẽ có những món khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các món sau đây để làm mâm cỗ cúng gia tiên ngày 23 tháng chạp, bao gồm các món sau:

  • Một con gà luộc hoặc gà quay. 
  • Một đĩa thịt heo luộc. 
  • Một đĩa rau xào. 
  • Một đĩa xôi gấc (có thể dùng xôi đậu thay thế). 
  • Một bát giò heo hầm.
  • Một bát canh nấu từ mọc (hay còn gọi là giò sống). 
  • Một con cá chép nướng (ở một số địa phương của miền Nam, người ta thay bằng cá lóc nướng). 
  • Một mâm trái cây cúng, có thể chuẩn bị các loại quả như: táo, cam, thanh long,…
  • Một đĩa gồm có gạo và muối được tách riêng. 
  • Một bình hoa cúc nhỏ. 
  • Một số vật phẩm thờ cúng thường dùng khác như: nhang, đèn cầy,…

Tham khảo thêm: Chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng như thế nào cho tươm tất?

Khung giờ tốt để cúng gia tiên ngày 23 tháng chạp

Nếu bạn chọn cúng ở Bàn thờ ông Táo cúng gia tiên ngày 23 tháng chạp thì một số khung giờ tốt bạn có thể chọn để cúng như sau:

  • Giờ Thìn: là khoảng từ 7 giờ đến 9 giờ sáng. 
  • Giờ Tỵ: là khoảng từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa. 
  • Giờ Ngọ:  là khoảng từ 11 giờ trưa đến 13 giờ chiều. 

Ngoài ra, theo một số chuyên gia về phong thủy, nên cúng vào giờ chính Ngọ – 12 giờ trưa. Bởi vì đây là khoảng thời gian các thần bếp quy tụ, rất thích hợp cho việc thờ cúng. 

Khung giờ tốt để cúng gia tiên ngày 23 tháng chạp 
Khung giờ tốt để cúng gia tiên ngày 23 tháng chạp 

Những lưu ý khi cúng vào ngày 23 tháng chạp

Vì ngày 23 tháng chạp còn đồng thời là ngày tiễn đưa ông Táo về trời, do đó cần chú trọng đến việc thờ cúng. Theo đó, việc cúng ông Táo sẽ diễn ra trong bếp của gia đình.

Còn cúng gia tiên ngày 23 tháng chạp sẽ diễn ra trong nhà hoặc trong khuôn viên thờ của gia đình. Theo đó, mâm lễ cúng cũng sẽ được đặt trước bàn thờ gia tiên

Trên đây là toàn bộ nội dung về chuẩn bị lễ cúng gia tiên ngày 23 tháng chạp mà Bàn thờ Toàn Thắng đã giới thiệu tới bạn. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có những thông tin bổ ích hơn trong việc thờ cúng gia tiên. 

Bàn thờ Toàn Thắng là một đơn vị có lâu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và gia công các sản phẩm về gỗ, trong đó nổi bật nhất là các sản phẩm bàn thờ gỗ. Do đó, nếu gia đình bạn đang cần tìm kiếm một địa chỉ uy tín về bàn thờ gỗ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. 

BÀN THỜ TOÀN THẮNG

  • Showroom: Số 249 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long, Quận 9,  TPHCM
  • Hotline: 0926.242.777
  • Nhà máy: Tân Uyên, Bình Dương
  • Email: noithattoanthanghcm@gmail.com

Văn Phong

8de25135931a7798fb027648ffa3244f?s=90&d=mm&r=gTôi là CEO và Founder của Bàn thờ Toàn Thắng. Chuyên về thiết kế và thi công nội thất phòng thờ. Với sự hỗ trợ của đội ngủ Thợ, Tư vấn viên đầy kiến thức về phong thủy. Nay Chúng tôi đã gặt hái nhiều thành công. Hy vọng vẫn nhận được sự ủng hộ từ Quý khách hàng trong thời gian tới.
Linkedin | Pinterest | Facebook | Twitter

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *