Đã từ lâu trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, cứ đến ngày 23 tháng chạp (tháng 12 âm lịch) là ngày tiễn ông Táo về trời. Phong tục này đã có từ rất lâu nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thờ ông Táo như thế nào. Nhiều gia đình muốn lập bàn thờ nhưng chưa rõ được cách lập và nghi lễ thờ Ông Táo. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn biết cách lập bàn thờ Ông Táo và nghi lễ phù hợp.
Sự tích Ông Táo
Sự tích ông Táo được dân gian kể lại tuy đã có nhiều dị bản nhưng cốt truyện chung như sau: Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo do xảy ra nhiều mâu thuẫn nên đã bỏ nhau. Được ít lâu, người vợ lấy chồng mới còn người chồng cũ vấn sống một mình trong cảnh nghèo hèn.
Trong một lần người chồng cũ đi xin ăn gặp lại vợ của mình, ông đã được người vợ đưa về hậu đãi. Người chồng mới về bắt gặp cảnh tượng đó thì sinh lòng nghi ngờ, ghen tuông. Uất ức, người vợ đã đâm đầu vào đống lửa quyên sinh, người chồng cũ thấy vậy cảm thương chết theo. Quá đau lòng, người chồng mới cũng nhảy vào lửa chết.
Ngọc Hoàng cảm động trước câu chuyện trên nên phong cho 3 người là Táo Quân – Vua bếp để quán xuyến và cai quản việc bếp núc ở dương gian. Người dân ngưỡng mộ lòng chung thủy và sự hi sinh của Táo Quân nên lập đền thờ cúng hi vọng có thể “giữ lửa” trong gia đình để gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc.
Bàn thờ ông Táo từ xưa đến nay thờ các vị Táo Quân theo dân gian thường nói là thờ 2 ông táo và 1 bà táo – những vị thần bếp để trông coi nhà cửa, giữ lửa bếp núc.
Tham khảo thêm: Chuẩn bị gì để cúng gia tiên ngày 23 tháng chạp
Ý nghĩa của lập bàn thờ Ông Táo
Mục đích lập bàn thờ Ông Táo ai cũng biết là để cho gia đình mình cuộc sống ấm no hạnh phúc. Luôn giữ được lữa, bầu không khí sung túc trong nhà.
Đặt bàn thờ Ông Táo ở đâu?
Hướng đặt bàn thờ ông táo trong nhà thường được đặt ở nơi trang trọng trong căn bếp của mỗi gia đình. Bên cạnh các cách đặt bếp theo phong thủy thì việc đặt bàn thờ ông Táo cũng được các gia đình cực kỳ quan tâm.
Ông Táo vốn chiếm vị trí tâm linh quan trọng nên vị trí đặt bàn thờ cũng cần được cân nhắc kỹ càng. Điều này sẽ giúp cho gia đình bạn tránh được các tai ương từ bên ngoài cũng như các tranh cãi từ bên trong. Mang lại các may mắn, tài lộc và sức khỏe cho gia đình bạn.
Bàn thờ ông Táo thường được đặt trong không gian của nhà bếp và phải sắp xếp logic, thuận tiện . Về phần hướng thường được đặt song song cùng bếp. Hoặc đặt hướng ra bếp đều được. Bàn thờ được đặt gần với vị trí bếp nấu.
Bạn có thể đặt bàn thờ Táo quân vào chính giữa của tủ bếp cũng được. Nói chung bàn thờ Táo quân nên được đặt tại vị trí cao ráo và trang trọng trong bếp. Không nên đặt tại vị trí thấp. Cũng không nên đặt quá cao sẽ gây khó khăn trong việc thắp hương cúng viếng.
Bàn thờ Ông Táo gồm những gì?
Thông thường, bàn thờ Ông Táo sẽ gồm những vật phẩm cần thiết và cơ bản sau:
- Bàn thờ Ông Táo treo tường hoặc kệ.
- Bài vị Ông Táo.
- Bát nhang.
- Bình hoa.
- Dĩa đựng trái cây.
- Ly nước.
Kích thước bàn thờ Ông Công Ông Táo
Để việc thờ cúng được trọn vẹn và bài bản nhất, gia chủ phải lựa chọn kích thước bàn thờ đúng chuẩn và phù hợp với phong thủy. Tùy theo không gian thờ cúng mà lựa chọn kích thước sao cho phù hợp như:
- Chiều sâu 410mm (Tài Lộc) x Chiều rộng 610mm (Tài Vượng).
- Chiều sâu 480mm (Hỷ Sự) x Chiều rộng 680mm (Hưng Vượng).
- Chiều sâu 480mm (Hỷ Sự) x Chiều rộng 880mm (Tiến Bảo).
Hướng dẫn lập Bàn thờ Ông Táo
Hướng đặt bàn thờ ông Táo trong nhà đúng phong thủy
Hướng đặt bàn thờ ông Táo và hướng bếp nên thực hiện theo nguyên tắc “Tọa hung hướng cát”, có nghĩa là đặt bếp tại một hướng xấu và nhìn về các hướng tốt. Làm vậy sẽ giúp đẩy lùi điềm xấu, những sự không may đến ngôi nhà.
Cần lưu lý tuyệt đối không nên đặt bàn thờ ông Táo theo hướng thuộc hành Thủy tránh sự xung khắc. Hướng tốt nhất mà bạn có thể chọn là hướng Nam. Ngoài ra, bạn có thể đặt theo những hướng sau:
- Hướng Đông Bắc: Đặt bàn thờ hướng Đông Bắc khiến công việc làm ăn suôn sẻ, công danh, sự nghiệp thăng tiến nhanh chóng.
- Hướng Tây: Bàn thờ ông Táo đặt hướng Tây giúp hạnh phúc tăng trưởng, gia đình thịnh vượng, không bị bệnh tật.
- Hướng Tây Bắc: Gia đình sống hòa thuận, sung túc, bền lâu…
Tham khảo thêm: Hướng đặt bàn thờ Thần Tài đúng phong thủy
Thường ngày, nên lau chùi bàn thờ sạch sẽ, tránh để bám mạng nhện, bụi bặm làm ảnh hưởng đến tài vận.
Vào những ngày mùng 1, hay rằm thì chỉ cần cúng chay gồm: hoa quả, hoa tươi, nước, hương.
Vào những ngày giỗ, tiệc thôi nôi, cưới hỏi là những dịp quan trọng thì mâm cúng cũng nên đầy đủ hơn, tốt nhất là nên chuẩn bị mâm lễ mặn kèm hoa tươi, trái cây, bánh kẹo, giấy tiền vàng bạc…
Đặc biệt, nhất định không được bỏ qua việc thờ cúng ngày 23 tháng Chạp âm lịch tức ngày đưa ông Táo về trời, đây không chỉ là thờ cúng mà còn được coi là tập tục bao đời nay của ông bà ta. Vào ngày này nên chuẩn bị:
- Gạo
- Muối
- Thịt vai heo luộc
- Xôi
- Các món mặn
- Hoa quả
- Trà
- Rượu
- Giấy tiền vàng bạc…
Cách lập bàn thờ cúng Ông Táo khi về nhà mới
Nếu gia chủ mới xây nhà thì cách lập bàn thờ Ông Táo khi về nhà mới cũng phải thực hiện sao cho chu đáo. Bởi nó sẽ giúp gia đình yên ấm, hòa thuận và làm ăn phát đạt.
- Thời gian cúng Ông Táo cùng lúc với lễ nhập trạch.
- Chuẩn bị mâm lễ cúng Ông Táo gồm: hương, hoa tươi, trái cây, mâm cỗ mặn, 3 bộ quần áo, mũ (2 nam, 1 nữ) cùng vàng mã, giấy tiền.
- Các bước cúng Ông Táo:
- Khi vào trong nhà mới, gia chủ nên mang các vật dụng mang tính tượng trưng vào nhà trước như một cái chiếu đang sử dụng.
- Bày biện các vật dụng đã chuẩn bị lên bàn, mâm cúng và kê theo hướng phù hợp.
- Thắp nhang và khấn vái Ông Táo.
- Đun nước, pha trà dâng Ông Táo và gia tiên.
Những điều cấm kỵ khi lập bàn thờ Ông Táo
Không để bàn thờ đối diện nhà vệ sinh
– Không để bàn thờ xa bếp nấu quá và gần bồn rửa vì theo mệnh Thủy sẽ khắc Hỏa, gia đình không thuận hòa, khó giữ lửa.
– Theo ngũ hành âm dương, nên để bàn thờ Ông Táo ở Hướng Nam, hướng này là hướng tốt nhất cho bàn thờ giúp gia chủ may mắn và tài lộc quanh năm.
Mua Bàn thờ Ông Táo ở đâu?
BÀN THỜ TOÀN THẮNG
- Showroom: Số 249 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long, Quận 9, TPHCM
- Hotline: 0926.242.777
- Nhà máy: Tân Uyên, Bình Dương
- Email: noithattoanthanghcm@gmail.com